Loại trừ xử lý hình sự về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong trường hợp nào?
Loại trừ xử lý hình sự về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị quyết 06/2019/NQ-HĐTP quy định như sau:
Điều 5. Các trường hợp loại trừ xử lý hình sự
1. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 146 của Bộ luật Hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
2. Không xử lý hình sự theo quy định tại Điều 147 của Bộ luật Hình sự đối với trường hợp người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế.
Theo quy định này, hiện nay pháp luật hình sự loại trừ xử lý hình sự về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm đối với những người làm công tác giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế mô tả bộ phận sinh dục, bộ phận nhạy cảm của con người vì mục đích giáo dục, khám, chữa bệnh, chăm sóc y tế.
Loại trừ xử lý hình sự về tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm có phải là hành vi xâm hại tình dục trẻ em không?
Căn cứ theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
Điều 1. Trẻ em
Trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Căn cứ theo khoản 8 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Xâm hại tình dục trẻ em là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, ép buộc, lôi kéo, dụ dỗ trẻ em tham gia vào các hành vi liên quan đến tình dục, bao gồm hiếp dâm, cưỡng dâm, giao cấu, dâm ô với trẻ em và sử dụng trẻ em vào mục đích mại dâm, khiêu dâm dưới mọi hình thức.
9. Bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em là hành vi của cha, mẹ, người chăm sóc trẻ em không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm của mình trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em.
10. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt là trẻ em không đủ Điều kiện thực hiện được quyền sống, quyền được bảo vệ, quyền được chăm sóc, nuôi dưỡng, quyền học tập, cần có sự hỗ trợ, can thiệp đặc biệt của Nhà nước, gia đình và xã hội để được an toàn, hòa nhập gia đình, cộng đồng.
....
Như vậy, việc sử dụng trẻ em vào mục đích khiêu dâm bị coi là một trong các hành vi xâm hại tình dục trẻ em.
Khung hình phạt của tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 147 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định như sau:
Điều 147. Tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm
1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với 02 người trở lên;
d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;
đ) Có mục đích thương mại;
e) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hiện nay người có hành vi phạm tội sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm được pháp luật hình sự điều chỉnh theo 3 khung hình phạt chính như sau:
Khung hình phạt 1: Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với trường hợp người đủ 18 tuổi trở lên mà lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người dưới 16 tuổi trình diễn khiêu dâm hoặc trực tiếp chứng kiến việc trình diễn khiêu dâm dưới mọi hình thức.
Khung hình phạt 2: Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm, nếu thuộc một trong các tội:
- Phạm tội có tổ chức.
- Phạm tội 02 lần trở lên.
- Đối với 02 người trở lên.
- Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh.
- Có mục đích thương mại.
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
- Tái phạm nguy hiểm.
Khung hình phạt 3: Phạt tù từ 07 năm đến 12 năm, nếu thuộc một trong các tội:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
- Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, tùy vào tính chất, hành vi phạm tội mà người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế nội địa là khi nào?
- Điều tra lại tai nạn lao động khi có khiếu nại, tố cáo đối với người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện như thế nào?
- Văn bản quy phạm pháp luật nào do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành?
- Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội nhà báo Việt Nam là cơ quan nào?
- Điều kiện để được hỗ trợ ổn định sản xuất, kinh doanh khi Nhà nước thu hồi đất là gì?