Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế nội địa là khi nào?

Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế nội địa là khi nào? Trường hợp nào phải lập chứng từ kế toán thuế nội địa?

Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế nội địa là khi nào?

Căn cứ theo điểm c khoản 3 Điều 8 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định như sau:

Điều 8. Kỳ kế toán thuế
[...]
3. Mở, đóng kỳ kế toán thuế
[...]
c) Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán. Trường hợp thời điểm đóng kỳ kế toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày đóng kỳ kế toán là ngày làm việc tiếp theo liền kề của ngày nghỉ đó. Trường hợp do nguyên nhân khách quan cần phải lùi thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì phải được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế.
Từ thời điểm kết thúc kỳ kế toán thuế đến thời điểm đóng kỳ kế toán thuế, mọi số liệu điều chỉnh kế toán thuế được hạch toán theo thông tin năm kế toán được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Từ thời điểm đóng kỳ kế toán đến trước khi báo cáo kế toán thuế được phê duyệt của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thuế chỉ được điều chỉnh số liệu năm kế toán theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền hoặc điều chỉnh số liệu do cơ quan thuế phát hiện sai sót nếu được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế và hạch toán theo thông tin năm kế toán được quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

Như vậy, thời điểm đóng kỳ kế toán thuế nội địa được xác định là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán.

Trong trường hợp thời điểm đóng kỳ kế toán thuế trùng với ngày nghỉ theo quy định thì ngày đóng kỳ kế toán là ngày làm việc tiếp theo liền kề của ngày nghỉ đó.

Đối với trường hợp do nguyên nhân khách quan cần phải lùi thời điểm đóng kỳ kế toán thuế thì phải được sự phê duyệt của Tổng cục Thuế.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/08112024/ky-ke-toan-thue-noi-dia.jpg

Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế nội địa là khi nào? (Hình từ Internet)

Trường hợp nào phải lập chứng từ kế toán thuế nội địa?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 16 Thông tư 111/2021/TT-BTC, các trường hợp phải lập chứng từ kế toán thuế bao gồm:

- Trường hợp cơ quan thuế phải điều chỉnh số liệu thu ngân sách nhà nước theo đề nghị của Kho bạc Nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền mà thông tin điều chỉnh chỉ ảnh hưởng đến dữ liệu báo cáo kế toán thuế, không làm thay đổi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế trên Phân hệ quản lý nghĩa vụ người nộp thuế.

- Trường hợp thay đổi về chính sách dẫn đến phải điều chỉnh dữ liệu báo cáo kế toán thuế mà không làm thay đổi nghĩa vụ thuế của người nộp thuế.

Thời điểm mở sổ kế toán thuế nội địa của đơn vị kế toán thuế mới thành lập là khi nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 26 Thông tư 111/2021/TT-BTC quy định như sau:

Điều 26. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ kế toán thuế
1. Sổ kế toán thuế phải mở vào đầu kỳ kế toán thuế; đối với đơn vị kế toán thuế mới thành lập, sổ kế toán thuế phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán thuế phải căn cứ vào dữ liệu thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, chứng từ kế toán thuế để ghi sổ kế toán thuế. Việc ghi sổ kế toán thuế phải kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của từng sổ kế toán thuế. Thông tin, số liệu phản ánh trên sổ kế toán thuế phải chính xác, trung thực, đúng với dữ liệu thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, chứng từ kế toán thuế về số tiền phải thu, đã thu, còn phải thu, phải hoàn, đã hoàn, còn phải hoàn, miễn, giảm, khoanh nợ, xóa nợ.
3. Sổ kế toán thuế được ghi theo trình tự thời gian thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế, chứng từ kế toán thuế. Nghiêm cấm ghi sổ kế toán thuế đối với mọi thông tin không qua thu thập thông tin đầu vào của kế toán thuế hoặc chứng từ kế toán thuế. Công chức thuế có trách nhiệm liên quan đến việc cập nhật số liệu vào Hệ thống ứng dụng quản lý thuế phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của các thông tin đã cập nhật, đảm bảo phản ánh đầy đủ, kịp thời, chính xác, trung thực, liên tục, có hệ thống toàn bộ nghiệp vụ có liên quan đến việc quản lý thuế.
4. Đơn vị kế toán thuế phải thực hiện khóa sổ kế toán thuế vào cuối kỳ kế toán trước khi lập báo cáo kế toán thuế.

Như vậy, thời điểm mở sổ kế toán thuế nội địa của đơn vị kế toán thuế mới thành lập là từ ngày thành lập đơn vị kế toán thuế đó.

Kỳ kế toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kỳ kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ kế toán năm 2024 kéo dài bao lâu? Ngày cuối của kỳ kế toán năm 2024 là ngày bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng với kỳ kế toán năm tiếp theo không?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ kế toán thuế nội địa năm 2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời điểm đóng kỳ kế toán thuế nội địa là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kỳ kế toán năm đầu tiên có thời gian ngắn thì có được phép cộng với kỳ kế toán năm sau đó để tính thành một kỳ kế toán năm không?
Hỏi đáp pháp luật
Có những kỳ kế toán nào trong một năm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kỳ kế toán
Nguyễn Thị Kim Linh
81 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào