11 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản là gì?
11 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản là gì?
Ngày 09/04/2024, Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch có Quyết định 945/QĐ-BVHTTDL năm 2024 về việc công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản văn hóa thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch.
Cụ thể, căn cứ theo Phần I Danh mục ban hành kèm theo Quyết định 945/QĐ-BVHTTDL năm 2024, có 11 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản đó là:
(1) Thủ tục hành chính cấp Trung ương
- Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu, sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
- Thủ tục cấp giấy phép mang di vật, cổ vật không thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ra nước ngoài.
(2) Thủ tục hành chính cấp địa phương
- Thủ tục cấp phép cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài tiến hành nghiên cứu sưu tầm di sản văn hóa phi vật thể tại địa phương
- Thủ tục xác nhận đủ điều kiện được cấp giấy phép hoạt động đối với bảo tàng ngoài công lập
- Thủ tục cấp giấy phép hoạt động bảo tàng ngoài công lập
- Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề mua bán di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh giám định cổ vật
- Thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
- Thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề tu bổ di tích
- Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích
- Thủ tục cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề tu bổ di tích.
11 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực di sản là gì? (Hình từ Internet)
Có mấy nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá?
Căn cứ theo Điều 54 Luật Di sản văn hoá 2001 quy định như sau:
Điều 54
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.
Như vậy, có 08 nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá, cụ thể là:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá.
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá.
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học.
- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá.
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá.
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.
Hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo Điều 13 Luật Di sản văn hoá 2001 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 có quy định như sau:
Điều 13. Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt, làm sai lệch di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh.
2. Huỷ hoại hoặc gây nguy cơ huỷ hoại di sản văn hoá;
3. Đào bới trái phép địa điểm khảo cổ; xây dựng trái phép, lấn chiếm đất đai thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh;
4. Mua bán, trao đổi, vận chuyển trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc di tích lịch sử - văn hoá, danh lam thắng cảnh và di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia có nguồn gốc bất hợp pháp; đưa trái phép di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia ra nước ngoài.
5. Lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện những hành vi khác trái pháp luật.
Theo đó, hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi là một trong các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện. Do đó, hành vi lợi dụng việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa để trục lợi là trái quy định và vi phạm pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?