Tổ chức cá nhân được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để đối chiếu khi thực hiện thủ tục hành chính đúng không?
- Tổ chức cá nhân được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để đối chiếu khi thực hiện thủ tục hành chính đúng không?
- Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 tỉ lệ thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời là bao nhiêu %?
- Nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết 76 như thế nào?
Tổ chức cá nhân được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để đối chiếu khi thực hiện thủ tục hành chính đúng không?
Căn cứ theo Mục 1 Công văn 8835/VPCP-KSTT năm 2024 hướng dẫn chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp bản sao chứng thực từ bản chính khi thực hiện thủ tục hành chính như sau:
Về đề nghị của Bộ Tư pháp tại Báo cáo số 459/BC-BTP ngày 13 tháng 11 năm 2024 về tình trạng lạm dụng yêu cầu cung cấp bản sao chứng thực từ bản chính khi thực hiện thủ tục hành chính, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long có ý kiến như sau:
1. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Quán triệt các cơ quan, tổ chức trực thuộc nghiêm túc thực hiện Nghị định số 23/2015/NĐ-CP ngày 16 tháng 02 năm 2015 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch, bảo đảm khi tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính, tổ chức cá nhân được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ, tài liệu và xuất trình bản chính để đối chiếu (khi nộp hoặc nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính); người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tự kiểm tra, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản chụp giấy tờ, tài liệu so với bản chính, không yêu cầu tổ chức cá nhân nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Kiểm tra việc thực hiện để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp giấy tờ, tài liệu (bao gồm bản sao có chứng thực) không đúng quy định.
[...]
Như vậy, trong việc tiếp nhận hồ sơ thủ tục hành chính thì tổ chức cá nhân được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ, tài liệu và xuất trình bản chính để đối chiếu (khi nộp hoặc nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính);
Lưu ý: Người tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm tự kiểm tra, đối chiếu và chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản chụp giấy tờ, tài liệu so với bản chính, không yêu cầu tổ chức, cá nhân nộp bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực.
Tổ chức cá nhân được lựa chọn nộp bản sao giấy tờ và xuất trình bản chính để đối chiếu khi thực hiện thủ tục hành chính đúng không? (Hình từ Internet)
Mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 tỉ lệ thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời là bao nhiêu %?
Căn cứ tại tiết a Tiểu mục 2 Mục 3 Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 quy định mục tiêu cải cách thủ tục hành chính đến năm 2025 như sau:
III. NỘI DUNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỤ THỂ CỦA CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
[...]
2. Cải cách thủ tục hành chính
[...]
- Đến năm 2025:
[...]
+ Mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp về giải quyết thủ tục hành chính đạt tối thiểu 90%. Trong đó, mức độ hài lòng về giải quyết các thủ tục hành chính lĩnh vực đất đai, xây dựng, đầu tư đạt tối thiểu 85%.
+ 90% thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời.
[...]
Như vậy, mục tiêu của Chính phủ đến năm 2025 tỉ lệ thủ tục hành chính nội bộ giữa cơ quan hành chính nhà nước được công bố, công khai và cập nhật kịp thời là 90%.
Nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính theo Nghị quyết 76 như thế nào?
Căn cứ tại tiết b Tiểu mục 2 Mục 3 Điều 1 Nghị quyết 76/NQ-CP năm 2021 quy định nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính như sau:
- Kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các quy định thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp, bảo đảm thủ tục hành chính mới ban hành phải đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, trọng tâm là thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực: Đất đai, xây dựng, đầu tư, bảo hiểm, thuế, hải quan, công an,... và các thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực khác có số lượng, tần suất giao dịch lớn.
- Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính:
+ Rà soát, đánh giá thủ tục hành chính trong quá trình thực hiện; loại bỏ các thủ tục rườm rà, chồng chéo dễ bị lợi dụng để tham nhũng, gây khó khăn cho người dân, tổ chức; loại bỏ các thành phần hồ sơ không cần thiết, không hợp lý; tích hợp, cắt giảm mạnh các mẫu đơn, tờ khai và các giấy tờ không cần thiết hoặc có nội dung thông tin trùng lặp trên cơ sở ứng dụng các công nghệ số và các cơ sở dữ liệu sẵn có.
+ Cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh, loại bỏ các quy định không hợp pháp, không cần thiết, không hợp lý, bảo đảm thực chất. Tổ chức triển khai có kết quả Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn 2020 - 2025.
+ Cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hướng tăng cường kết nối, chia sẻ thông tin giữa các cơ quan quản lý nhà nước; ứng dụng tối đa các hệ thống công nghệ thông tin để đơn giản hóa, hiện đại hóa thủ tục kiểm tra, bảo đảm minh bạch thông tin; áp dụng đầy đủ, hiệu quả phương pháp kiểm tra tiên tiến, phương pháp quản lý rủi ro phù hợp với thông lệ quốc tế, Công ước/Hiệp định quốc tế mà Việt Nam đã ký kết, tham gia.
+ Rà soát, thống kê và đơn giản hóa các thủ tục hành chính nội bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước.
- Thường xuyên, kịp thời cập nhật, công khai thủ tục hành chính dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo thuận lợi cho người dân, tổ chức tìm hiểu và thực hiện. Vận hành và khai thác có hiệu quả Cơ sở dữ liệu thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- Hoàn thành đổi mới thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại Quyết định 468/QĐ-TTg năm 2021.
- Đẩy mạnh phân cấp trong giải quyết thủ tục hành chính theo hướng cấp nào sát cơ sở, sát nhân dân nhất thì giao cho cấp đó giải quyết, đảm bảo nguyên tắc quản lý ngành, lãnh thổ, không để tình trạng nhiều tầng nấc, kéo dài thời gian giải quyết và gây nhũng nhiễu, tiêu cực, phiền hà cho nhân dân.
- Đẩy mạnh nghiên cứu, đề xuất giải pháp tháo gỡ các vướng mắc về cơ chế, chính sách, thủ tục hành chính, thông qua tăng cường đối thoại, lấy ý kiến người dân, doanh nghiệp, phát huy vai trò, hiệu quả hoạt động của Hội đồng tư vấn cải cách thủ tục hành chính của Thủ tướng Chính phủ.
- Trong năm 2022, hoàn thành kết nối Cổng Thông tin một cửa quốc gia với Cổng Dịch vụ công quốc gia; đẩy mạnh thực hiện các thủ tục kiểm tra chuyên ngành và thanh toán các khoản phí liên quan đến kiểm tra chuyên ngành trên Cổng Dịch vụ công quốc gia. Hoàn thành xây dựng và vận hành có hiệu quả Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, đảm bảo thống nhất với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024 - Lịch vạn niên tháng 12 năm 2024 đầy đủ, chi tiết, mới nhất? Tháng 12 Năm 2024 có gì đặc biệt?
- Nghị quyết số 18 NQ TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII là Nghị quyết gì?
- Tải về Mẫu lý lịch lái xe kinh doanh vận tải áp dụng từ 1/1/2025?
- Điều 218 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về tội gì?
- Nguyễn Tất Thành đã từng dạy học ở ngôi trường nào trước khi ra đi tìm đường cứu nước?