Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị xử phạt như thế nào từ ngày 20/5/2024?
Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 29 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản như sau:
Điều 29. Vi phạm quy định về tàng trữ, sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố để khai thác thủy sản
...
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, chất nổ, thực vật có độc tố, hóa chất khác để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
4. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc tiêu hủy chất cấm, hóa chất cấm, chất độc, thực vật có độc tố, hóa chất khác và thủy sản khai thác đối với hành vi vi phạm quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Bên cạnh đó, căn cứ khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền vi phạm hành chính như sau:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền và áp dụng xử phạt vi phạm hành chính
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện trong lĩnh vực thủy sản là 1.000.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Như vậy, từ ngày 20/5/2024, người nào có hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị xử phạt vi phạm hành chính từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng.
Ngoài ra, người vi phạm sẽ bị tịch thu toàn bộ chất nổ và tước quyền sử dụng văn bằng, chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá từ 03 tháng đến 06 tháng. Bên cạnh đó, chất nổ dùng để khai thác thủy sản cũng sẽ bị buộc tiêu hủy.
Lưu ý: Mức phạt nêu trên áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, đối với hành vi vi phạm của tổ chức thì áp dụng mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị xử phạt như thế nào từ ngày 20/5/2024? (Hình từ Internet)
Sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ Điều 242 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 62 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản như sau:
Điều 242. Tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản
1. Người nào vi phạm quy định về bảo vệ nguồn lợi thủy sản thuộc một trong các trường hợp sau đây, gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Sử dụng chất độc, chất nổ, hóa chất, dòng điện hoặc phương tiện, ngư cụ bị cấm để khai thác thủy sản hoặc làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
...
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 05 năm:
....
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
...
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Như vậy, người nào có hành vi sử dụng chất nổ để khai thác thủy sản mà thuộc một trong các trường hợp sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản:
- Gây thiệt hại nguồn lợi thủy sản từ 100.000.000 đồng trở lên;
- Thủy sản thu được trị giá từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi hủy hoại nguồn lợi thủy sản;
- Đã bị kết án về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Làm chết người;
- Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% trở lên.
Hình phạt của tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản là bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 10 năm.
Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Đối với pháp nhân thương mại phạm tội thì có thể chịu hình phạt là bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm.
Bên cạnh đó, pháp nhân thương mại phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Vùng biển khai thác thủy sản bao gồm các vùng nào, do cơ quan nào quản lý?
Căn cứ Điều 48 Luật Thủy sản 2017 quy định về vùng biển khai thác thủy sản như sau:
Điều 48. Quản lý vùng khai thác thủy sản
1. Chính phủ quy định vùng biển khai thác thủy sản bao gồm vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi; hoạt động của tàu cá trên các vùng biển.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý khai thác thủy sản tại vùng khơi.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng và khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn.
Như vậy, vùng biển khai thác thủy sản bao gồm vùng ven bờ, vùng lộng và vùng khơi. Khai thác thủy sản tại vùng khơi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý. Còn hoạt động khai thác thủy sản tại vùng ven bờ, vùng lộng và khai thác thủy sản nội địa trên địa bàn do UBND cấp tỉnh quản lý.
Lưu ý: Nghị định 38/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/5/2024.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?