Mẫu bài viết Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 1200 từ?
Mẫu bài viết sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 1200 từ?
Cuộc thi sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động vào ngày 01/4/2024, và có sự đồng hành, phối hợp của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tại Việt Nam (UNICEF), Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Bình Tây (BITEX) và đại diện dự án Work: No Child’s Business. Năm 2024 là năm đầu tiên tổ chức cuộc thi nhằm mục đích:
- Nâng cao nhận thức của học sinh, sinh viên, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và phụ huynh về bạo lực học đường và lao động trẻ em.
- Khuyến khích học sinh, sinh viên sáng tạo, đề xuất các sáng kiến hay, thiết thực góp phần phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em.
- Tuyển chọn các sáng kiến xuất sắc để nhân rộng, áp dụng trong các cơ sở giáo dục.
Mẫu bài viết sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 1200 từ như sau:
*Lưu ý: Mẫu bài viết sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 1200 từ chỉ mang tính chất tham khảo!
Bóng ma mang tên "Bạo lực học đường". Chỉ 4 chữ ngắn ngủi "Bạo lực học đường" thôi mà sao lại chứa đựng biết bao nỗi ám ảnh, tổn thương và những hệ lụy dai dẳng đến thế? Nó là nỗi sợ hãi, tự ti, e dè, hoảng loạn thường trực, là những vết thương rỉ máu cả về thể xác lẫn tinh thần mà không phải ai cũng có thể thấu hiểu. Nạn nhân của bạo lực học đường không chỉ phải chịu đựng những trận đòn roi, sự sỉ nhục, miệt thị mà còn phải gánh chịu những tổn thương tâm lý nặng nề. Nỗi sợ hãi, lo âu, tự ti, mặc cảm, thậm chí là trầm cảm có thể đeo bám họ suốt cuộc đời, ảnh hưởng đến học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Bạo lực học đường không chỉ là vấn đề của riêng cá nhân mà còn là vấn đề nhức nhối của toàn xã hội. Nó là hồi chuông cảnh tỉnh cho thấy những bất cập trong giáo dục, sự thiếu quan tâm của gia đình và cộng đồng đối với trẻ em. Tuổi học trò vốn dĩ là những năm tháng đẹp đẽ nhất trong cuộc đời mỗi người, tràn ngập tiếng cười, niềm vui và những kỷ niệm khó phai. Tuy nhiên, không phải ai cũng may mắn có được những tháng ngày bình yên và hạnh phúc trên ghế nhà trường. Câu chuyện của tôi là minh chứng cho điều đó. Là một học sinh bình thường, gia cảnh cũng không mấy khá giả, tôi luôn là tâm điểm bị bạn bè trêu chọc, chế giễu. Bố mất sớm, một mình mẹ tảo tần nuôi tôi và em gái khôn lớn. Sự thiếu hụt về tình cảm gia đình và vật chất khiến tôi trở nên tự ti và rụt rè hơn so với các bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, điều đó không đồng nghĩa với việc họ có quyền chà đạp lên cảm xúc của tôi. Nhiều lần, tôi tự hỏi bản thân đã làm gì sai để phải nhận lấy những ánh mắt dè bỉ, những lời nói cay nghiệt và những hành động bắt nạt từ bạn bè. Giá như các bạn bao dung, thấu hiểu hoàn cảnh của tôi và dành cho tôi sự quan tâm, sẻ chia, có lẽ quãng đời học sinh cấp 2 của tôi đã không tệ đến như vậy. Nhưng rồi, như một tia sáng le lói trong bóng tối, tôi đã tìm được niềm an ủi nơi mái trường THPT mới. Nơi đây, tôi được gặp gỡ những người bạn mới, những thầy cô giáo mới, những người đã dang rộng vòng tay yêu thương đón nhận tôi. Họ đã thấu hiểu hoàn cảnh của tôi, giúp tôi hòa nhập với môi trường mới và dần lấy lại sự tự tin. Lời nói của nhà văn M. Gorki như một lời thức tỉnh cho tôi: "Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực mà là nơi thiếu vắng tình thương". Đúng vậy, tình thương chính là nguồn sức mạnh giúp tôi vượt qua mọi khó khăn, thử thách. Nhờ có tình thương của thầy cô, bạn bè, tôi đã dần lấy lại được niềm tin vào cuộc sống và trở thành một con người mới, tràn đầy năng lượng và niềm vui sống. Có thể thấy, sức mạnh của sự thấu hiểu và lòng nhân ái trong cuộc chiến chống bạo lực học đường. Có bao giờ bạn tự hỏi, những hành động nhỏ bé của chúng ta có thể tạo nên ảnh hưởng như thế nào? Chỉ với những cách đối xử khác nhau giữa con người với con người, chúng ta có thể thay đổi cả một cuộc đời.Câu chuyện của tôi là minh chứng cho điều đó. Ngày ấy, tôi là nạn nhân của bạo lực học đường, không phải bởi những trận đòn roi hay lời nói miệt thị, mà bởi sự lạnh nhạt và cô lập từ chính những người bạn cùng lớp. Họ không đánh tôi, nhưng ánh mắt thờ ơ, những lời nói khinh miệt và hành động xa lánh khiến tôi như bị đày đọa, sống mà không bằng chết. Nỗi đau ấy còn ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ. Tuy nhiên, giữa những bóng tối u tối, tôi vẫn tìm thấy tia sáng le lói hy vọng. Sự quan tâm, động viên từ thầy cô, những người bạn mới đã giúp tôi dần lấy lại niềm tin vào cuộc sống. Tôi nhận ra rằng, bạo lực học đường không chỉ đơn thuần là những xô xát, cãi cọ, chửi mắng nhau. Mà sự lạnh nhạt, cô lập cũng có thể khiến người khác rơi vào bế tắc nghiêm trọng, thậm chí là đánh mất chính mình. Vì vậy, tôi mong muốn rằng, mỗi người trong chúng ta hãy đặt mình vào vị trí của những bạn bị bắt nạt học đường để thấu hiểu và có những hành động thiết thực để giúp đỡ họ. Chúng ta cần chung tay lên án, tuyên truyền mạnh mẽ về tác hại của tệ nạn này để xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh và thân thiện cho tất cả học sinh. Hãy cùng nhau gieo mầm yêu thương, lan tỏa sự đồng cảm để sân trường không còn những tiếng khóc thầm, những uất ức nghẹn lòng. Thay vào đó, hãy lấp đầy bằng những niềm vui trọn vẹn khi được sống, học tập và trưởng thành trong một mái trường thân thương. Hãy chung tay lên án, tuyên truyền những tác hại của tệ nạn bạo lực học đường. Tôi còn mong sắp tới sẽ một hệ thống thông tin được thiết lập, báo cáo về bạo lực học đường và lao động trẻ em. Phía nhà trường tiếp tục phát huy xây dựng quy trình can thiệp sớm hiệu quả cho các trường hợp bạo lực học đường và lao động trẻ em. Đồng thời, thành lập đội ngũ can thiệp sớm gồm giáo viên, nhân viên tư vấn tâm lý, và đại diện phụ huynh. |
Mẫu bài viết Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 1200 từ? (Hình từ Internet)
Nội dung tuyên truyền phòng ngừa bạo lực học đường có gì?
Căn cứ theo Điều 5 Thông tư 38/2019/TT-BLĐTBXH, nội dung tuyên tuyền phòng ngữa bao lực học đường có các nội dung sau:
- Các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, truyền thống, lòng tự hào dân tộc.
- Các nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, ý thức tuân thủ pháp luật, giáo dục lối sống nhân ái, bao dung, nghĩa tình, trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng xã hội và đất nước.
- Gương cá nhân, tập thể thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, phòng, chống bạo lực học đường.
- Phản ánh tâm tư nguyện vọng, tình cảm, trách nhiệm của học sinh, sinh viên đối với môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường hoặc hành vi ứng xử của con người trong các mối quan hệ xã hội.
- Các nội dung kiến thức, kỹ năng về:
+ Mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường.
+ Trách nhiệm phát hiện, thông tin, tố giác hành vi bạo lực học đường; biện pháp, kỹ năng ngăn ngừa bạo lực học đường.
+ Kỹ năng can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân.
+ Kỹ năng phòng, chống xâm hại đối với cá nhân, kỹ năng tự bảo vệ mình trong môi trường xã hội và trên môi trường mạng.
- Phê phán những biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, đua đòi, ham chơi, thích hưởng thụ hoặc các hành vi bạo lực và bất bình đẳng giới trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
- Các nội dung nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, nhà giáo, người lao động và học sinh, sinh viên về:
+ Chủ quyền biển đảo, toàn vẹn lãnh thổ; đấu tranh phòng chống “Diễn biến hòa bình”, phản bác các luận điệu thông tin sai trái của các thế lực thù địch, các phần tử cơ hội chính trị.
+ Không để bị kích động, lôi kéo tham gia hoạt động gây mất ổn định chính trị, an toàn xã hội.
Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như thế nào trong việc phòng ngừa bạo lực học đường?
Theo quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2017/NĐ-CP, trong công tác phòng ngừa bạo lực học đường, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm như sau:
- Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức và cá nhân có liên quan bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
- Hướng dẫn việc lồng ghép, tích hợp nội dung, kiến thức về bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường vào kế hoạch giáo dục của cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý.
- Hướng dẫn công tác tư vấn học đường, công tác xã hội trường học.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra cơ sở giáo dục và lớp độc lập thuộc phạm vi quản lý trong việc thực hiện các quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?