Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
- Có các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nào cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
- Người lao động nước ngoài đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Việt Nam nhưng không còn cư trú tại Việt Nam thì giải quyết như thế nào?
Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không?
Căn cứ điểm a khoản 2 Điều 2 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp như sau:
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Người lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc khi có giấy phép lao động hoặc chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp và có hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 01 năm trở lên với người sử dụng lao động tại Việt Nam.
2. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều này không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại Nghị định này khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 11/2016/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
...
Như vậy, người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp làm việc tại Việt Nam là đối tượng không phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại Việt Nam theo quy định.
Lưu ý: Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp trong trường hợp này phải là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia và lao động kỹ thuật của một doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam, di chuyển tạm thời trong nội bộ doanh nghiệp sang hiện diện thương mại trên lãnh thổ Việt Nam và đã được doanh nghiệp nước ngoài tuyển dụng trước đó ít nhất 12 tháng.
Người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc hay không? (Hình từ Internet)
Có các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc nào cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 5 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc cho người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam như sau:
Điều 5. Các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc
1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc sau đây: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
2. Chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc đối với người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này tính trên thời gian người lao động tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Nghị định này.
Như vậy, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định thực hiện 04 chế độ bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: ốm đau; thai sản; bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí và tử tuất.
Người lao động nước ngoài đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Việt Nam nhưng không còn cư trú tại Việt Nam thì giải quyết như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 143/2018/NĐ-CP quy định về cách giải quyết trường hợp người lao động nước ngoài đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Việt Nam nhưng không còn cư trú tại Việt Nam như sau:
Điều 16. Trình tự, giải quyết chuyển đổi hưởng chế độ bảo hiểm xã hội đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam
1. Người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng không còn cư trú tại Việt Nam có nguyện vọng nhận trợ cấp một lần nộp đơn đề nghị cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết cho người lao động, trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Như vậy, người lao động nước ngoài đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng tại Việt Nam nhưng không còn cư trú tại Việt Nam có thể nộp đơn đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận trợ cấp một lần theo nguyện vọng.
Cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có trách nhiệm giải quyết cho người lao động trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, nếu không chấp thuận giải quyết thì sẽ phải trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do cho người lao động.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?