Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các Thứ trưởng Bộ Xây dựng duy trì hội ý định kỳ bao lâu một lần?
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các Thứ trưởng Bộ Xây dựng duy trì hội ý định kỳ bao lâu một lần?
- Bộ trưởng Bộ Xây dựng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái luật không?
- Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng Bộ Xây dựng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công là gì?
Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các Thứ trưởng Bộ Xây dựng duy trì hội ý định kỳ bao lâu một lần?
Căn cứ khoản 6 Điều 1 Quyết định 313/QĐ-BXD năm 2024 quy định như sau:
Điều 1. Nguyên tắc phân công và quan hệ công tác giữa Bộ trưởng và Thứ trưởng
1. Bộ Xây dựng làm việc theo chế độ Thủ trưởng, bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ. Mọi hoạt động của Bộ, Bộ trưởng, các Thứ trưởng đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật và Quy chế làm việc của Cơ quan Bộ.
2. Bộ trưởng là thành viên Chính phủ, chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và trước Quốc hội về quản lý nhà nước ngành Xây dựng và các nhiệm vụ được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phân công; lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành chung mọi mặt hoạt động của Bộ; trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ lớn, quan trọng, mang tính chiến lược thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ.
3. Thứ trưởng có trách nhiệm giúp Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, xử lý thường xuyên một số lĩnh vực công tác của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng để giải quyết các công việc; chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về quyết định của mình.
Đối với những vấn đề liên quan đến nhiều lĩnh vực, Bộ trưởng phân công một Thứ trưởng chịu trách nhiệm chính để chỉ đạo các đơn vị giải quyết. Trước khi quyết định phương án giải quyết, Thứ trưởng chịu trách nhiệm chính cần tham khảo ý kiến của các Thứ trưởng có liên quan và báo cáo Bộ trưởng cho ý kiến chỉ đạo.
4. Thứ trưởng kịp thời báo cáo Bộ trưởng những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm; những vấn đề còn có ý kiến khác nhau giữa Bộ Xây dựng với các Bộ, ngành, địa phương; những vấn đề do Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ hoặc các đồng chí Lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước trực tiếp chỉ đạo.
Trong khi thực thi nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan tới lĩnh vực, đơn vị do Thứ trưởng khác phụ trách thì các Thứ trưởng chủ động trao đổi, phối hợp với nhau để giải quyết công việc; trường hợp các Thứ trưởng có ý kiến khác nhau hoặc liên quan tới lĩnh vực, đơn vị do Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo, phụ trách thì Thứ trưởng chủ trì giải quyết công việc báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
5. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng sẽ trực tiếp chỉ đạo xử lý công việc đã phân công cho Thứ trưởng, sau đó Thủ trưởng đơn vị được giao xử lý công việc hoặc được Bộ trưởng trực tiếp chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo lại Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực.
6. Bộ trưởng và các Thứ trưởng duy trì hội ý định kỳ hàng tuần và hội ý đột xuất khi cần thiết để trao đổi thông tin và phối hợp xử lý công việc.
...
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các Thứ trưởng Bộ Xây dựng duy trì hội ý định kỳ hàng tuần để trao đổi thông tin và phối hợp xử lý công việc.
Bộ trưởng Bộ Xây dựng và các Thứ trưởng Bộ Xây dựng duy trì hội ý định kỳ bao lâu một lần? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Xây dựng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của HĐND cấp tỉnh trái luật không?
Theo Điều 2 Quyết định 313/QĐ-BXD năm 2024 quy định như sau:
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thứ trưởng trong mối quan hệ với chính quyền địa phương
1. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện các nhiệm vụ công tác thuộc ngành, lĩnh vực được phân công hoặc Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao.
2. Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái với Hiến pháp, luật và văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.
3. Đề nghị Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ những văn bản pháp luật của Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trái với các văn bản về ngành, lĩnh vực được phân công. Nếu Ủy ban nhân dân.
Theo đó, Bộ trưởng Bộ Xây dựng có quyền kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh trái luật trên về ngành, lĩnh vực chịu trách nhiệm quản lý.
Trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng Bộ Xây dựng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công là gì?
Tại Điều 3 Quyết định 313/QĐ-BXD năm 2024 quy định về trách nhiệm và quyền hạn của Thứ trưởng Bộ Xây dựng trong phạm vi nhiệm vụ được phân công như sau:
Trong phạm vi lĩnh vực được phân công, Thứ trưởng được sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng và nhân danh Bộ trưởng để chủ động chỉ đạo, giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về những quyết định của mình với các nội dung sau:
- Công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chiến lược phát triển, quy hoạch, đề án, dự án, kế hoạch công tác và các văn bản quy phạm pháp luật khác trong lĩnh vực được phân công.
- Công tác xây dựng, bổ sung, điều chỉnh hệ thống các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc gia trong các lĩnh vực được phân công.
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp công dân trong các lĩnh vực quản lý nhà nước được phân công, phụ trách; kịp thời phát hiện, giải quyết các bất cập, khó khăn, đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung trong lĩnh vực được phân công.
- Công tác về thẩm định, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học, dự án sự nghiệp kinh tế thuộc lĩnh vực được phân công.
- Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ được phân công trực tiếp theo dõi, chỉ đạo, các Thứ trưởng được chủ động chỉ đạo, giải quyết các công việc thuộc các nội dung sau:
+ Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc đơn vị được phân công theo dõi trong việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ mà đơn vị được giao.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị được phân công theo dõi trong việc thực hiện quy định của pháp luật về:
++ Công tác tổ chức, công tác cán bộ (riêng đối với chức danh người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu đơn vị, Thứ trưởng tham gia theo Quy chế làm việc của Ban cán sự đảng), công chức, viên chức, người lao động; công tác thi đua, khen thưởng; duy trì kỷ luật, kỷ cương, đoàn kết nội bộ;
++ Công tác quản lý đầu tư công đối với các dự án do đơn vị làm chủ đầu tư sau khi Bộ trưởng phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt quyết định đầu tư; quản lý dự án đầu tư nâng cấp, cải tạo cơ sở vật chất, trang thiết bị sử dụng nguồn vốn sự nghiệp;
++) Công tác quản lý, sử dụng tài sản, tài chính (thường xuyên trao đổi với Thứ trưởng được phân công phụ trách chung về quản lý tài sản, tài chính), thực hành tiết kiệm, chống lãng phí;
++ Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý những vi phạm pháp luật, tiêu cực, tham nhũng.
+ Trong quá trình chỉ đạo, điều hành các công việc cụ thể được phân công, Thứ trưởng có thể phân cấp, ủy quyền cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ; đồng thời thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra Thủ trưởng các đơn vị thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn được phân cấp, ủy quyền theo quy định của pháp luật và ý kiến chỉ đạo của mình.
- Ngoài các lĩnh vực được phân công, các Thứ trưởng có trách nhiệm trao đổi, tìm hiểu, nắm bắt tình hình chung về các lĩnh vực khác của Bộ. Trong trường hợp cần thiết, Bộ trưởng có thể giao Thứ trưởng giải quyết các công việc cụ thể ngoài lĩnh vực được phân công phụ trách.
- Không xử lý các vấn đề không được Bộ trưởng phân công.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn ghi giấy khám sức khỏe lái xe mới nhất từ ngày 01/01/2025?
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề công tác xã hội bị thu hồi trong trường hợp nào?
- Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 diễn ra vào thời gian nào?
- Cưỡi ngựa là gì? Giáo viên dạy cưỡi ngựa được phân vào nhóm ngành nào trong ngành kinh tế Việt Nam?
- Đơn vị hành chính cấp xã của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?