KT1, KT2, KT3 và KT4 về cư trú là gì? Nơi cư trú của người chưa thành niên là ở đâu?
KT1, KT2, KT3 và KT4 về cư trú là gì?
KT1, KT2, KT3 và KT4 là những thuật ngữ thường dùng để chỉ nơi thường trú và tạm trú của công dân Việt Nam. Mỗi loại có những quy định và ý nghĩa riêng biệt:
[1] KT1 là viết tắt của ký hiệu Sổ hộ khẩu thường trú. Đây là loại sổ hộ khẩu được cấp cho công dân có nơi thường trú ổn định và lâu dài tại một địa phương cụ thể.
[2] KT2 là viết tắt của ký hiệu Sổ tạm trú dài hạn. Đây là loại sổ được cấp cho công dân có nhu cầu sinh sống, làm việc tại một địa phương khác với nơi đăng ký KT1 trong thời gian từ 6 tháng trở lên.
[3] KT3 là viết tắt của ký hiệu Sổ tạm trú dài hạn. Loại sổ này được cấp cho công dân có nhu cầu sinh sống, làm việc tại một địa phương khác với nơi đăng ký KT1 trong thời gian dài trở lên.
[4] KT4 là viết tắt của Ký hiệu Sổ tạm trú ngắn hạn. Đây là loại sổ được cấp cho công dân có nhu cầu sinh sống, làm việc tại một địa phương khác với nơi đăng ký KT1 (thường có một thời hạn nhất định).
Lưu ý: Tại Điều 38 Luật Cư trú 2020 quy định từ năm 2023, sổ hộ khẩu, sổ tạm trú sẽ không còn giá trị sử dụng trong mọi trường hợp.
KT1, KT2, KT3 và KT4 về cư trú là gì? Nơi cư trú của người chưa thành niên là ở đâu? (Hình từ Internet)
Những địa điểm nào không được đăng ký thường trú mới?
Căn cứ Điều 23 Luật Cư trú 2020 quy định địa điểm không được đăng ký thường trú mới:
Điều 23. Địa điểm không được đăng ký thường trú mới
1. Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
2. Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
3. Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, những địa điểm không được đăng ký thường trú mới, bao gồm:
- Chỗ ở nằm trong địa điểm cấm, khu vực cấm xây dựng hoặc lấn, chiếm hành lang bảo vệ quốc phòng, an ninh, giao thông, thủy lợi, đê điều, năng lượng, mốc giới bảo vệ công trình hạ tầng kỹ thuật, di tích lịch sử - văn hóa đã được xếp hạng, khu vực đã được cảnh báo về nguy cơ lở đất, lũ quét, lũ ống và khu vực bảo vệ công trình khác theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở mà toàn bộ diện tích nhà ở nằm trên đất lấn, chiếm trái phép hoặc chỗ ở xây dựng trên diện tích đất không đủ điều kiện xây dựng theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở đã có quyết định thu hồi đất và quyết định phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Chỗ ở là nhà ở mà một phần hoặc toàn bộ diện tích nhà ở đang có tranh chấp, khiếu nại liên quan đến quyền sở hữu, quyền sử dụng nhưng chưa được giải quyết theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Phương tiện được dùng làm nơi đăng ký thường trú đã bị xóa đăng ký phương tiện hoặc không có giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.
- Chỗ ở là nhà ở đã có quyết định phá dỡ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định như thế nào?
Căn cứ Điều 12 Luật Cư trú 2020 quy định nơi cư trú của người chưa thành niên:
Điều 12. Nơi cư trú của người chưa thành niên
1. Nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha, mẹ; nếu cha, mẹ có nơi cư trú khác nhau thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi cư trú của cha hoặc mẹ mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống; trường hợp không xác định được nơi thường xuyên chung sống thì nơi cư trú của người chưa thành niên là nơi do cha, mẹ thỏa thuận; trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được thì nơi cư trú của người chưa thành niên do Tòa án quyết định.
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác, với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Theo đó, nơi cư trú của người chưa thành niên được xác định theo nơi cư trú của cha mẹ.
Trường hợp nơi cư trú của cha mẹ khác nhau thì xác định theo nơi của cha hoặc mẹ nơi mà người chưa thành niên thường xuyên chung sống.
Trường hợp nơi cư trú của cha mẹ khác nhau và không xác định nơi thường xuyên chung sống thì cha mẹ thỏa thuận.
Trường hợp nơi cư trú của cha mẹ khác nhau, không xác định nơi thường xuyên chung sống và cha mẹ không thỏa thuận được thì do Tòa án quyết định.
Ngoài ra, người chưa thành niên có thể cư trú nơi khác nếu được cha mẹ đồng ý hoặc pháp luật quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?