Người đại diện theo pháp luật không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành địa chất thì doanh nghiệp có được thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản không?
Người đại diện theo pháp luật không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành địa chất thì doanh nghiệp có được thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản không?
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 35 Luật Khoáng sản 2010 quy định về điều kiện hoạt động thăm dò khoáng sản như sau:
Điều 35. Điều kiện của tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm, có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
c) Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thuỷ văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;
d) Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.
...
Theo đó, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoạt động thăm dò khoáng sản không bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp chuyên ngành địa chất nếu người đại diện theo pháp luật không phải là người phụ trách kỹ thuật của doanh nghiệp.
Như vậy, người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành địa chất thì doanh nghiệp vẫn được phép thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản nếu có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp chuyên ngành địa chất thăm dò và đáp ứng các điều kiện theo quy định.
Người đại diện theo pháp luật không có bằng tốt nghiệp chuyên ngành địa chất thì doanh nghiệp có được thực hiện hoạt động thăm dò khoáng sản không? (Hình từ Internet)
Người phụ trách kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản cần đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 17/2012/TT-BTNMT quy định về điều kiện của người phụ trách kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản như sau:
Điều 4. Quy định về người phụ trách kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản
1. Người phụ trách kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản (sau đây được gọi là Chủ nhiệm đề án thăm dò khoáng sản) phải đáp ứng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và các quy định cụ thể sau:
a) Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về lao động;
b) Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản (đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình). Các văn bằng này được các cơ sở đào tạo của Việt Nam hoặc nước ngoài cấp;
c) Nắm vững kiến thức pháp luật về khoáng sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản; có khả năng tổ chức triển khai tuần tự các hạng mục công việc của đề án thăm dò khoáng sản.
d) Chủ nhiệm đề án thực hiện nhiệm vụ thi công đề án thăm dò phải đáp ứng các điều kiện về thời gian kinh nghiệm theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 35 Luật khoáng sản và đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản độc hại; đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò đối với khoáng sản cùng loại.
...
Như vậy, người phụ trách kỹ thuật đề án thăm dò khoáng sản cần phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
- Là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài có giấy phép lao động tại Việt Nam;
- Có văn bằng đào tạo trình độ đại học trở lên thuộc chuyên ngành địa chất thăm dò khoáng sản (riêng đối với đề án thăm dò nước khoáng, nước nóng là chuyên ngành địa chất thủy văn - địa chất công trình);
- Nắm vững kiến thức pháp luật về khoáng sản và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
- Có khả năng tổ chức triển khai tuần tự các hạng mục công việc của đề án thăm dò khoáng sản.
- Người phụ trách kỹ thuật thực hiện nhiệm vụ thi công đề án thăm dò: công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm;
- Đối với đề án thăm dò khoáng sản độc hại, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò khoáng sản độc hại;
- Đối với các đề án thăm dò khoáng sản khác, phải có thời gian tham gia thi công với tư cách là cán bộ kỹ thuật địa chất ít nhất 01 đề án thăm dò đối với khoáng sản cùng loại.
Có được phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản không?
Căn cứ Điều 43 Luật Khoáng sản 2010 quy định về chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản như sau
Điều 43. Chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản
1. Tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định của Luật này.
2. Việc chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản chấp thuận; trường hợp được chấp thuận, tổ chức, cá nhân nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản mới.
3. Tổ chức, cá nhân chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm dò khoáng sản.
...
Như vậy, tổ chức, cá nhân được phép chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản khi được cơ quan cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản chấp thuận và đã thực hiện được ít nhất 50% dự toán của đề án thăm do khoáng sản.
Bên nhận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản phải có đủ điều kiện để được cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản theo quy định.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?