Dự thảo Luật Việc làm đề xuất các chính sách gì nhằm hỗ trợ việc làm cho thanh niên?

Tôi muốn hỏi có phải đang có đề xuất các chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên trong Dự thảo Luật Việc làm không? Rất mong được giải đáp cụ thể! – Trúc Quỳnh (Hà Nội).

Dự thảo Luật Việc làm đề xuất các chính sách gì nhằm hỗ trợ việc làm cho thanh niên?

Theo đó, việc đề xuất các chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên tại Điều 27 Dự thảo Luật Việc làm nhằm khuyến khích tổ chức, cá nhân giải quyết việc làm cho thanh niên. Đồng thời, tạo điều kiện cho thanh niên phát huy được tính chủ động và sáng tạo trong tạo việc làm.

Ngoài ra, Nhà nước còn hỗ trợ tạo việc làm cho thanh niên thông qua các hoạt động sau đây:

- Hướng nghiệp.

- Tạo ra các chương trình tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí cho thanh niên.

- Tổ chức các buổi đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ kỹ năng nghề dành cho những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng.

- Thực hiện công tác đánh giá và cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.

- Hỗ trợ thanh niên lập nghiệp, khởi sự doanh nghiệp.

- Cho thanh niên vay tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm và đi làm việc ở nước ngoài từ nguồn vốn cho vay giải quyết việc làm theo quy định tại Mục 2 và Mục 3 Chương 2 Dự thảo Luật Việc làm.

Về nguồn kinh phí hỗ trợ chi phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng sẽ được thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.

Dự thảo Luật Việc làm đề xuất các chính sách gì nhằm hỗ trợ việc làm cho thanh niên?

Dự thảo Luật Việc làm đề xuất các chính sách gì nhằm hỗ trợ việc làm cho thanh niên? (Hình từ Internet)

Đề xuất điều kiện hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề gồm những nội dung nào?

Theo đề xuất tại Điều 28 Dự thảo Luật Việc làm, điều kiện để thanh niên được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề phải là những thanh niên có nhu cầu được tham gia đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề trong thời hạn 60 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng và chưa từng được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề từ nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước.

Đề xuất những nội dung và mức hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề cho thanh niên như thế nào?

Đề xuất tại Điều 29 Dự thảo Luật Việc làm dành cho các thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng, tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng sẽ được hưởng những chính sách hỗ trợ sau đây:

Thứ nhất là chính sách miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014 và các văn bản hướng dẫn.

Thứ hai là chính sách hỗ trợ vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

Ngoài ra, những thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội; trí thức trẻ tình nguyện sau khi hoàn thành nhiệm vụ công tác tại các khu kinh tế - quốc phòng khi tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định của pháp luật về hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng.

Cần lưu ý và tuân thủ những nguyên tắc nào về việc làm?

Bên cạnh đó, việc làm cho thanh niên cần đảm bảo các nguyên tắc tại Điều 4 Dự thảo Luật Việc làm bao gồm:

- Bảo đảm quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nơi làm việc cho người lao động.

- Bình đẳng về cơ hội việc làm, điều kiện làm việc, tiền lương và thu nhập cho người lao động.

- Bảo đảm làm việc trong điều kiện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động.

- Bảo đảm tăng trưởng bền vững, tạo nhiều việc làm và giải quyết tình trạng dễ bị tổn thương trên thị trường lao động cho người lao động.

Lưu ý: Dự thảo Luật Việc làm vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến!

Trân trọng!

Hỗ trợ việc làm
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hỗ trợ việc làm
Hỏi đáp Pháp luật
Dự thảo Luật Việc làm đề xuất các chính sách gì nhằm hỗ trợ việc làm cho thanh niên?
Hỏi đáp pháp luật
Có được hỗ trợ việc làm khi là vợ của Bộ đội biên phòng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hỗ trợ việc làm
328 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hỗ trợ việc làm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hỗ trợ việc làm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào