Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024?

Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024 là mẫu nào? Hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm có những gì?

Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp 2024?

Tại Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH có quy định mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp như sau:

Xem chi tiết mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại đây.

Thủ tục xin chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2024?

Tại Tiểu mục 6, Tiểu mục 7 Phần 2 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 351/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 có quy định thủ tục xin chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

(1) Thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp (chuyển đi):

- Bước 1: Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác thì phải làm đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm cấp hồ sơ và gửi giấy giới thiệu về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến.

- Bước 3: Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đi gửi thông báo về việc chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho BHXH cấp tỉnh để dừng việc chi trả trợ cấp thất nghiệp.

Nếu người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi;

Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan BHXH cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ BHYT cho người lao động.

(2) Thủ tục chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp (chuyển đến):

- Bước 1: Sau khi người lao động nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động phải nộp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến.

- Bước 2: Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị BHXH cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ BHYT cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.

Thủ tục xin chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2024?

Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024?? (Hình từ Internet)

Hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp gồm có những gì?

Tại Tiểu mục 6, Tiểu mục 7 Phần 2 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực việc làm thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 351/QĐ-BLĐTBXH năm 2024 có quy định hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp như sau:

(1) Hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp (chuyển đi) gồm:

Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động tại Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH.

(2) Hồ sơ chuyển nơi hưởng bảo hiểm thất nghiệp (chuyển đến) gồm:

- Đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH;

- Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 11 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH;

- Bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp;

- Bản chụp các quyết định hỗ trợ học nghề, quyết định tạm dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp, quyết định tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có);

- Bản chụp thông báo về việc tìm kiếm việc làm hằng tháng (nếu có), các giấy tờ khác có trong hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trợ cấp thất nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trợ cấp thất nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Trợ cấp thất nghiệp có tăng theo lương cơ sở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề nghị hỗ trợ học nghề cho người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Bổ sung các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi?
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị tạm giam trở về có được tiếp tục hưởng trợ cấp thất nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi nào thì người lao động được nhận trợ cấp thất nghiệp tháng thứ 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp chuẩn pháp lý hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Người lao động có bị chấm dứt hưởng trợ cấp thất nghiệp khi không thực hiện thông báo tìm kiếm việc làm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp gồm có những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy ủy quyền nhận bảo hiểm thất nghiệp 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trợ cấp thất nghiệp
Lương Thị Tâm Như
147 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Trợ cấp thất nghiệp
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào