Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào ngày nào? Người lao động có được nghỉ Lễ hội Carnaval không?
Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào ngày nào?
Lễ hội Carnaval Hạ Long năm 2024 có chủ đề “Bừng sáng cùng Kỳ quan“, dự kiến diễn ra vào tối 28/4, tại bãi tắm công viên Đại Dương, đường Võ Nguyên Giáp, phường Bãi Cháy, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
Theo thông tin từ UBND thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), chương trình Carnaval Hạ Long 2024 thay đổi thời gian tổ chức vào tối 28/4 tại bãi tắm Công viên Đại dương, phường Bãi Cháy với chủ đề: “Carnaval Hạ Long - Bừng sáng cùng kỳ quan”.
Dự kiến chương trình bắt đầu từ 20 giờ 10 ngày 28/4, tại bãi tắm Công viên Đại Dương (đường Võ Nguyễn Giáp, phường Bãi Cháy, Hạ Long) và truyền hình trực tiếp trên VTV1 và được livestream trên fanpage QMG đến 21 giờ 25 phút.
Lần đầu tiên, một lễ hội carnaval có hình thức mới lạ, biểu diễn, diễu hành trên biển, trên bờ cát Vịnh Hạ Long với yếu tố nghệ thuật nhạc kịch, kết hợp hài hòa giữa lịch sử, văn hóa, làm nổi bật lên Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long về đêm, góp phần khẳng định giá trị của Vịnh Hạ Long.
Hàng trăm phương tiện tàu, thuyền được huy động để tham gia diễu hành trong chương trình. Đồng thời áp dụng các công nghệ hiện đại tối tân nhất như Drone light (máy bay không người lái xếp hình), các mô hình phát sáng, kết hợp với trình diễn pháo hoa, mapping, công nghệ Led, âm thanh ánh sáng…
Thông tin tham khảo: https://baochinhphu.vn/carnaval-ha-long-2024-carnaval-dau-tien-duoc-to-chuc-tren-bien-tai-viet-nam-102240408171616257.htm
Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 diễn ra vào ngày nào? Người lao động có được nghỉ Lễ hội Carnaval không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 không?
Tại Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 có quy định về ngày nghỉ lễ tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo quy định trên, người lao động có 06 ngày lễ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương như sau:
(1) Tết Dương lịch (01/01 dương lịch)
(2) Tết Âm lịch
(3) Ngày Chiến thắng (Ngày 30/04)
(4) Ngày Quốc tế lao động (Ngày 01/05)
(5) Lễ Quốc khánh (Ngày 02/9)
(6) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (Ngày 10/03 âm lịch)
Ngoài ra, người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
Như vậy, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 không được xem là một ngày nghỉ lễ tết.
Tuy nhiên, Lễ hội Carnaval Hạ Long 2024 rơi vào Chủ nhật, là ngày nghỉ hằng tuần theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019. Do vậy, người lao động sẽ được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương vào ngày này (nếu người lao động có ngày nghỉ hằng tuần là ngày chủ nhật).
Tổ chức lễ hội phải đăng ký với cơ quan nào?
Theo Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP quy định về đăng ký tổ chức lễ hội như sau:
Điều 9. Đăng ký tổ chức lễ hội
1. Lễ hội phải đăng ký với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề do cơ quan trung ương tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp quốc gia) được tổ chức lần đầu.
b) Lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có từ 02 tỉnh trở lên tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp khu vực) được tổ chức lần đầu.
c) Lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
2. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp tỉnh được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên;
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều huyện thuộc một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp tỉnh) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
3. Lễ hội phải đăng ký với Ủy ban nhân dân cấp huyện trước khi tổ chức gồm:
a) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề cấp huyện được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 02 năm trở lên.
b) Lễ hội truyền thống, lễ hội văn hóa, lễ hội ngành nghề có nhiều xã thuộc một huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương tham gia tổ chức (sau đây gọi là lễ hội cấp huyện) được tổ chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn từ 02 năm trở lên.
...
Như vậy, tùy vào hình thức, đặc điểm, nội dung của lễ hội mà người muốn tổ chức lễ hội cần phải đăng ký với một trong ba cơ quan có thẩm quyền quy định tại Điều 9 Nghị định 110/2018/NĐ-CP sau đây:
- Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
- Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?