Lễ hội té nước của dân tộc Lào ở Điện Biên được tổ chức vào thời gian nào? Dân tộc Lào có phải là dân tộc thiểu số không?

Xin hỏi Lễ hội té nước của dân tộc Lào ở Điện Biên được tổ chức vào thời gian nào? Dân tộc Lào có phải là dân tộc thiểu số không? - Câu hỏi của Văn Tiến (Bình Thuận)

Lễ hội té nước của dân tộc Lào ở Điện Biên được tổ chức vào thời gian nào?

Vào giữa tháng 4 dương lịch hằng năm thì dân tộc Lào trên địa bàn bản Na Sang I, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên sẽ tổ chức Lễ hội té nước hay còn gọi là Bun huột nặm để chào đón năm mới.

Trong tiếng Lào, “Bun” có nghĩa là lễ hội hoặc tết hay còn có nghĩa là phúc, “huột” là té, “nặm” là nước. “Bun huột nặm” được hiểu là lễ hội té nước hoặc tết té nước.

Lễ hội té nước của dân tộc Lào là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của cộng đồng, bởi qua đó họ cầu trời cho mưa thuận, gió hòa để mùa màng bội thu; tẩy rửa những điều không may mắn của năm cũ, để bước sang một năm mới gặp nhiều may mắn cho các thành viên, các gia đình và cộng đồng.

Bun Huột Nặm (Lễ hội té nước của dân tộc Lào) gồm 2 phần là phần lễ và phần hội.

+ Phần lễ thường bắt đầu bằng các nghi lễ cúng bản, cúng tổ tiên. Trong phần lễ có một nghi thức cầu may mắn là “Phúk Khen” - là lễ “buộc chỉ cổ tay”.

+ Sau phần lễ, dân bản bước vào phần hội với các trò chơi dân gian đặc sắc của riêng dân tộc Lào như: rùa ấp trứng, hổ vồ lợn, rắn bắt ngóe, múa bắt chân bắt đầu, hái dưa chín, phăn viêng, múa lam vông…

Ngày tiếp theo, dân bản cùng nhau đến chúc tết từng nhà và xin nước lấy may. Sau đó chủ tế sẽ dẫn tất cả mọi người ra bờ suối Nậm Núa để làm lễ cầu mưa. Sau lễ cầu mưa, mọi người xuống suối té nước vào nhau để cầu chúc sức khỏe và đằm mình trong dòng suối mát để làm thanh khiết bản thân. Sau khi té nước vào người, người dân sẽ mang nước về té vào nhà cửa, đồ thờ cúng, vật nuôi và công cụ sản xuất vì tin rằng nước sẽ giúp gột rửa những điều xấu xa, bệnh tật và cầu chúc năm mới sống lâu, sạch sẽ, mạnh khỏe.

Để ghi nhận và gìn giữ những nét văn hóa truyền thống, ngày 11/9/2017, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch chính thức công nhận Tết Té nước (Bun Huột Nặm) là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại Quyết định 3421/QĐ-BVH-TT&DL năm 2017.

Nguồn tham khảo: https://dangcongsan.vn/van-hoa-vung-sau-vung-xa-bien-gioi-hai-dao-vung-dan-toc-thieu-so/tu-truyen-thong-toi-hien-dai/phong-tuc-tet-te-nuoc-cua-dan-toc-lao-o-dien-bien-634765.html

Ở Việt Nam Phong tục Lễ hội té nước của dân tộc nào? Dân tộc Lào có phải là dân tộc thiểu số không

Lễ hội té nước của dân tộc Lào ở Điện Biên được tổ chức vào thời gian nào? Dân tộc Lào có phải là dân tộc thiểu số không? (Hình từ Internet)

Dân tộc Lào có phải là dân tộc thiểu số không?

Căn cứ khoản 2, khoản 3 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP quy định:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Công tác dân tộc” là những hoạt động quản lý nhà nước về lĩnh vực dân tộc nhằm tác động và tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số cùng phát triển, đảm bảo sự tôn trọng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
2. “Dân tộc thiểu số” là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. “Dân tộc đa số” là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.
...

- Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Dân tộc đa số là dân tộc có số dân chiếm trên 50% tổng dân số của cả nước, theo điều tra dân số quốc gia.

Theo Thông cáo báo chí kết quả sơ bộ Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, toàn quốc có 82.085.729 người dân tộc Kinh, chiếm 85,3% và 14.123.255 người dân tộc khác, chiếm 14,7% tổng dân số của cả nước.

Như vậy, trừ dân tộc Kinh là dân tộc đa số thì các dân tộc thiểu số ở Việt Nam là 53 dân tộc trong thành phần dân tộc Việt Nam, trong đó bao gồm dân tộc Lào, .

Thí sinh là người dân tộc Lào thuộc đối tượng xét tuyển thẳng vào trường đại học trong trường hợp nào?

Theo điểm b khoản 4 Điều 8 Quy chế tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định như sau:

Điều 8. Đối tượng xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển
...
4. Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở đào tạo căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo để xem xét, quyết định nhận vào học những trường hợp quy định dưới đây (trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức):
a) Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường;
b) Thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;
c) Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
d) Thí sinh là người nước ngoài có kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt đáp ứng quy định hiện hành của Bộ trưởng Bộ GDĐT.
....

Tại khoản 5 Điều 4 Nghị định 05/2011/NĐ-CP về công tác dân tộc như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. “Dân tộc thiểu số rất ít người” là dân tộc có số dân dưới 10.000 người.
...

Theo đó, căn cứ kết quả học tập cấp THPT của thí sinh và yêu cầu của ngành đào tạo, Hiệu trưởng, giám đốc trường đại học sẽ xem xét, quyết định tuyển thẳng đối với thí sinh là người dân tộc Lào nếu thuộc các trường hợp sau:

- Là người dân tộc thiểu số rất ít người (dân tộc có số dân <10.000 người);

- Thí sinh có nơi thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo nơi thường trú) theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;

- Thí sinh là người khuyết tật đặc biệt nặng có giấy xác nhận khuyết tật của cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định, có khả năng theo học một số ngành do cơ sở đào tạo quy định nhưng không có khả năng dự tuyển theo phương thức tuyển sinh bình thường.

Lưu ý: Trường hợp cần thiết kèm theo điều kiện thí sinh phải học 01 năm bổ sung kiến thức trước khi vào học chính thức.

Trân trọng!

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch Dương Tháng 2 2025 chi tiết, chính xác nhất? Tháng 2 năm 2025 có bao nhiêu ngày theo lịch Dương?
Hỏi đáp Pháp luật
'Tống cựu nghinh tân' nghĩa là gì? Mục tiêu chung của chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách tính năm cá nhân 2025 online nhanh nhất? Năm sinh để đăng ký khai sinh tính theo Dương lịch hay Âm lịch?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi hương cấp huyện ngày 8 1 2025 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
12 1 Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 12 1 âm lịch 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Còn bao nhiêu tuần nữa tới mùng 1 Tết 2025? Xem lịch dương 2025 chi tiết?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 10 1 Âm lịch 2025 là ngày bao nhiêu dương lịch? NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương ngày 10 1 Âm lịch 2025 không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài dự thi viết thư UPU lần thứ 54 năm 2025 tối đa bao nhiêu chữ?
Hỏi đáp Pháp luật
Xem lịch âm 2025 - Lịch âm hôm nay ngày mai - Chi tiết, đầy đủ cho cả năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề thi hương trạng nguyên tiếng việt năm 2024 - 2025 lớp 1, 2, 3, 4, 5 ngày 07/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
1,430 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào