Điều kiện cấp Bằng độc quyền sáng chế là gì? Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi: Điều kiện cấp Bằng độc quyền sáng chế là gì? Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định như thế nào? (Câu hỏi từ Minh Anh - Hà Nội).

Sáng chế là gì?

Căn cứ tại khoản 12 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009 có quy định về sáng chế như sau:

Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
12. Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
...

Như vậy, sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.

Điều kiện cấp Bằng độc quyền sáng chế là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế như sau:

Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Như vậy, điều kiện cấp bằng độc quyền sáng chế như sau:

- Có tính mới.

- Có trình độ sáng tạo.

- Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Điều kiện cấp Bằng độc quyền sáng chế? Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định như thế nào?

Điều kiện cấp Bằng độc quyền sáng chế là gì? Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Đối tượng nào không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế?

Căn cứ tại Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định về các đối tượng không được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế bao gồm như sau:

- Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

- Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

- Cách thức thể hiện thông tin;

- Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

- Giống thực vật, giống động vật;

- Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

- Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.

Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định như thế nào?

Căn cứ tại Điều 61 Luật Sở hữu trí tuệ 2005, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019 có quy định về trình độ sáng tạo của sáng chế như sau:

Điều 61. Trình độ sáng tạo của sáng chế
1. Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.
2. Giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật này không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

Như vậy, sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng và đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác

Ngoài ra, giải pháp kỹ thuật là sáng chế được bộc lộ theo quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 60 của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 không được lấy làm cơ sở để đánh giá trình độ sáng tạo của sáng chế đó.

Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp khi nào?

Căn cứ tại Điều 62 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 có quy định sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định.

Trân trọng!

Bằng độc quyền sáng chế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bằng độc quyền sáng chế
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện cấp Bằng độc quyền sáng chế là gì? Trình độ sáng tạo của sáng chế được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bằng độc quyền sáng chế
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
166 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Bằng độc quyền sáng chế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào