Công văn hướng dẫn tiêu chuẩn quản lý nhà nước đối với các trường hợp có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính?
Công văn hướng dẫn tiêu chuẩn quản lý nhà nước đối với các trường hợp có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính?
Ngày 05/4/2024, Bộ Nội vụ đã ban hành Công văn 1848/BNV-CCVC năm 2024 trao đổi chuyên môn.
Theo đó, Công văn có hướng dẫn tiêu chuẩn quản lý nhà nước đối với các trường hợp có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính cụ thể như sau:
- Trường hợp đã được bổ nhiệm vào ngạch chuyên viên chính hoặc ngạch chuyên viên cao cấp theo quy định của pháp luật trước ngày 01/8/2022 thì được xác định là đáp ứng tiêu chuẩn về quản lý nhà nước của ngạch công chức đã được bổ nhiệm và không phải hoàn thiện tiêu chuẩn về quản lý nhà nước tương ứng trong trường hợp tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo quản lý có quy định.
- Trường hợp có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị - hành chính trước ngày 30/6/2022 thì thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 2 Nghị định 89/2021/NĐ-CP, theo đó không phải hoàn thiện tiêu chuẩn về quản lý nhà nước tương ứng trong trường hợp tiêu chuẩn chức vụ, chức danh lãnh đạo, quản lý có quy định.
Công văn hướng dẫn tiêu chuẩn quản lý nhà nước đối với các trường hợp có bằng cao cấp lý luận chính trị - hành chính? (Hình từ Internet)
Công chức quản lý nhà nước phải có chính trị tư tưởng như thế nào?
Tại Điều 4 Nghị định 29/2024/NĐ-CP có quy định về công chức chức quản lý nhà nước phải có chính trị tư tưởng như sau:
- Trung thành với lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc và nhân dân; kiên định chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu, lý tưởng về độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội và đường lối đổi mới của Đảng.
- Có lập trường, quan điểm, bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh bảo vệ Cương lĩnh, đường lối của Đảng, Hiến pháp và pháp luật.
- Có tinh thần yêu nước, đặt lợi ích của Đảng, của quốc gia, dân tộc, nhân dân, tập thể lên trên lợi ích cá nhân.
- Chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức; tuân thủ kỷ luật phát ngôn theo đúng nguyên tắc, quy định của Đảng và pháp luật.
Tiêu chuẩn quản lý nhà nước của công chức quản lý nhà nước phải có chứng chỉ gì?
Tại Điều 6 Nghị định 29/2024/NĐ-CP có quy định về trình độ như sau:
Điều 6. Về trình độ
1. Tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với ngành, lĩnh vực công tác theo quy định của cấp có thẩm quyền.
....
3. Về quản lý nhà nước:
a) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm a và điểm b khoản 1; điểm a, điểm b và điểm c khoản 2; điểm a khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh tại điểm c và điểm d khoản 1; điểm d khoản 2; điểm b khoản 3 Điều 2 Nghị định này;
c) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên: Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh còn lại tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 và các chức vụ, chức danh tại khoản 4 Điều 2 Nghị định này.
...
Như vậy, tiêu chuẩn quản lý nhà nước của công chức quản lý nhà nước phải có chứng chỉ sau:
(1) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương:
Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh:
- Thứ trưởng, Phó Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thứ trưởng);
- Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ (sau đây gọi chung là Vụ trưởng và tương đương thuộc Bộ);
- Tổng cục trưởng và tương đương;
- Phó Tổng cục trưởng và tương đương;
- Vụ trưởng, Cục trưởng, Chánh Văn phòng, Chánh Thanh tra Tổng cục (sau đây gọi chung là Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục);
- Giám đốc Sở, Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Trưởng ban Ban Dân tộc (sau đây gọi chung là Giám đốc Sở và tương đương);
(2) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở lên:
Áp dụng đối với các chức vụ, chức danh:
- Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng Bộ, Phó Chánh Thanh tra Bộ;
- Trưởng phòng thuộc Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Chánh Văn phòng Cục thuộc Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Bộ;
- Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra Tổng cục;
- Phó Giám đốc Sở, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc;
(3) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước đối với công chức ngạch chuyên viên và tương đương trở lên:
- Trưởng phòng thuộc Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Chánh Văn phòng Cục thuộc Bộ, Chánh Thanh tra Cục, Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Bộ (sau đây gọi chung là Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ);
- Phó Trưởng phòng thuộc Vụ, Cục, Văn phòng Bộ, Thanh tra Bộ; Phó Chánh Văn phòng Cục thuộc Bộ, Phó Chánh Thanh tra Cục, Phó Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Bộ (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Bộ);
- Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ;
- Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Bộ.
- Phó Vụ trưởng, Phó Cục trưởng, Phó Chánh Văn phòng, Phó Chánh Thanh tra Tổng cục (sau đây gọi chung là Phó Vụ trưởng và tương đương thuộc Tổng cục);
- Trưởng phòng thuộc Cục, Văn phòng, Thanh tra Tổng cục; Chánh Văn phòng Cục thuộc Tổng cục, Chi Cục trưởng thuộc Cục thuộc Tổng cục (sau đây gọi chung là Trưởng phòng và tương đương thuộc Tổng cục);
- Phó Trưởng phòng thuộc Cục, Văn phòng, Thanh tra Tổng cục; Phó Chánh Văn phòng Cục thuộc Tổng cục, Phó Chi cục trưởng thuộc Cục thuộc Tổng cục (sau đây gọi chung là Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Tổng cục);
- Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục;
- Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục thuộc Cục thuộc Tổng cục.
- Phó Giám đốc Sở, Phó Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Thanh tra tỉnh, Phó Trưởng ban Ban Dân tộc;
- Chi cục trưởng, Trưởng Ban, Trưởng phòng thuộc Sở; Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Trưởng phòng thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chánh Văn phòng Sở, Chánh Thanh tra Sở, Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc;
- Phó Chi cục trưởng, Phó Trưởng Ban, Phó Trưởng phòng thuộc Sở; Phó Trưởng phòng thuộc Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân, Phó Trưởng phòng thuộc Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phó Chánh Văn phòng Sở, Phó Chánh Thanh tra Sở, Phó Trưởng phòng thuộc Ban Dân tộc;
- Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục, Ban thuộc Sở;
- Phó Trưởng phòng và tương đương thuộc Chi cục, Ban thuộc Sở.
- Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;
- Phó Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Phó Trưởng phòng thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 TP Hà Nội?
- Tốt nghiệp THPT năm 2025 giảm môn thi từ 06 môn còn 04 môn đúng không?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng mấy dương lịch? Xem lịch âm Tháng 12 2024 chi tiết?
- Tỉnh Bình Định có đường bờ biển dài bao nhiêu km? Tỉnh Bình Định mấy sân bay?
- Năm 2025 có bao nhiêu ngày? Lịch vạn niên 2025 - Xem lịch âm dương?