Mẫu bản tường trình viết tay trình bày sự việc đúng chuẩn, được dùng nhiều nhất 2024?
Mẫu bản tường trình viết tay trình bày sự việc đúng chuẩn, được dùng nhiều nhất 2024?
Mẫu bản tường trình viết tay cũng giống với nhiều văn bản khác phải có quốc hiệu, quốc ngữ và tên văn bản.
Thông tin nội dung cần có của bản tường trình là về địa điểm, thời gian xảy ra sự việc. Thông tin này cần được ghi chi tiết thời gian, bối cảnh xảy ra sự việc
Cần có thêm thông tin về những người có mặt khi sự việc xảy ra hay những người liên quan đến sự việc
- Nguyên nhân, trình tự, diễn biến sự việc cũng là nội dung quan trọng bắt buộc phải có trong bản tường trình. Nội dung này nêu lại các sự kiện, diễn biến và hậu quả của sự cố, cần được trình bày rõ ràng, chi tiết, trung thực.
- Trong bản tường trình có thể xác định mức độ thiệt hại về tài sản, vật chất hoặc sức khỏe của người liên quan (nếu có). Lưu ý, cần ghi chi tiết tài sản, người có liên quan hoặc bị ảnh hưởng bởi sự việc
Ngoài ra, nếu có người làm chứng khi sự việc diễn ra cần rõ thông tin của họ.
Phần nội dung cuối cùng là cam kết của cá nhân:
- Cam kết thông tin chính xác hoặc nếu người viết bản tường trình là người gây ra sự việc thì cam kết không tái phạm.
- Sau đó là phần chữ ký, họ tên của các bên.
Để có mẫu bản tường trình viết tay đúng về hình thức, đầy đủ về nội dung, có thể tham khảo Mẫu bản tường trình viết tay trình bày sự việc đúng chuẩn, được dùng nhiều nhất 2024 dưới đây:
Tải Mẫu bản tường trình viết tay trình bày sự việc đúng chuẩn, được dùng nhiều nhất 2024
Mẫu bản tường trình viết tay trình bày sự việc đúng chuẩn, được dùng nhiều nhất 2024? (Hình từ Internet)
Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính nào?
Căn cứ điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về thể thức văn bản như sau:
Điều 8. Thể thức văn bản
1. Thể thức văn bản là tập hợp các thành phần cấu thành văn bản, bao gồm những thành phần chính áp dụng đối với tất cả các loại văn bản và các thành phần bổ sung trong những trường hợp cụ thể hoặc đối với một số loại văn bản nhất định.
2. Thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính
a) Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
b) Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
c) Số, ký hiệu của văn bản.
d) Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
đ) Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
e) Nội dung văn bản.
g) Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
h) Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
i) Nơi nhận.
3. Ngoài các thành phần quy định tại khoản 2 Điều này, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác
a) Phụ lục.
b) Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành.
c) Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành.
d) Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax.
4. Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này
Theo đó, thể thức văn bản hành chính bao gồm các thành phần chính như sau:
- Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
- Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
- Số, ký hiệu của văn bản.
- Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
- Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
- Nội dung văn bản.
- Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
- Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
- Nơi nhận.
Kỹ thuật trình bày văn bản được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 30/2020/NĐ-CP quy định về kỹ thuật trình bày văn bản như sau:
Điều 9. Kỹ thuật trình bày văn bản
Kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm: Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản. Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I Nghị định này. Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục II Nghị định này. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục III Nghị định này.
Như vậy, kỹ thuật trình bày văn bản bao gồm:
- Khổ giấy, kiểu trình bày, định lề trang, phông chữ, cỡ chữ, kiểu chữ, vị trí trình bày các thành phần thể thức, số trang văn bản.
- Kỹ thuật trình bày văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
- Viết hoa trong văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 2 Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Chữ viết tắt tên loại văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 điều Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng? Đoàn Thanh niên có trách nhiệm hướng dẫn thiếu nhi làm theo 5 điều Bác Hồ dạy hay không?
- Vào thi Vòng 7 Trạng nguyên Tiếng Việt 2024 – 2025 trên Trangnguyen.edu.vn như thế nào?
- Tháng 12 2024 có ngày lễ, sự kiện gì? Tháng 12 2024 nước ta có ngày lễ lớn nào không?
- Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Hôn nhân và gia đình mới nhất?
- Biểu mẫu báo cáo của tổ chức tư vấn hồ sơ chào bán trái phiếu riêng lẻ mới nhất?