Báo nói là gì? Cơ quan nào cấp phép cho chương trình chuyên quảng cáo của báo nói?

Cho tôi hỏi: Báo nói là báo gì? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phép cho chương trình chuyên quảng cáo của báo nói? Câu hỏi từ anh Trọng Phú - đến từ Hà Giang

Báo nói là gì?

Căn cứ khoản 4 Điều 3 Luật Báo chí 2016 có nêu định nghĩa cụ thể như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện, vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.
2. Hoạt động báo chí là hoạt động sáng tạo tác phẩm báo chí, sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí; cung cấp thông tin và phản hồi thông tin cho báo chí; cải chính thông tin trên báo chí; xuất bản, in, phát hành báo in; truyền dẫn báo điện tử và truyền dẫn, phát sóng báo nói, báo hình.
3. Báo in là loại hình báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in.
4. Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.
...

Như vậy, báo nói được hiểu là loại hình báo chí sử dụng tiếng nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau.

Báo nói là gì? Cơ quan nào cấp phép cho chương trình chuyên quảng cáo của báo nói?

Báo nói là gì? Cơ quan nào cấp phép cho chương trình chuyên quảng cáo của báo nói? (Hình từ Internet)

Cơ quan nào cấp phép cho chương trình chuyên quảng cáo của báo nói?

Căn cứ khoản 6 Điều 22 Luật Quảng cáo 2012 quy định quảng cáo trên báo nói, báo hình như sau:

Điều 22. Quảng cáo trên báo nói, báo hình
...
3. Không được phát sóng quảng cáo trong các chương trình sau:
a) Chương trình thời sự;
b) Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc.
4. Mỗi chương trình phim truyện không được ngắt để quảng cáo quá hai lần, mỗi lần không quá 05 phút. Mỗi chương trình vui chơi giải trí không được ngắt để quảng cáo quá bốn lần, mỗi lần không quá 05 phút.
5. Khi thể hiện sản phẩm quảng cáo kèm theo nội dung thông tin chính bằng hình thức chạy chữ hoặc một chuỗi hình ảnh chuyển động thì sản phẩm quảng cáo phải được thể hiện sát phía dưới màn hình, không quá 10% chiều cao màn hình và không được làm ảnh hưởng tới nội dung chính trong chương trình. Quảng cáo bằng hình thức này không tính vào thời lượng quảng cáo của báo hình.
6. Cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
b) Ý kiến của cơ quan chủ quản;
c) Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.
...

Như vậy, cơ quan báo nói, báo hình có nhu cầu ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo phải có giấy phép của cơ quan quản lý nhà nước về báo chí. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo gồm:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép ra kênh, chương trình chuyên quảng cáo;

- Ý kiến của cơ quan chủ quản;

- Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động báo chí.

Quảng cáo trên báo nói mà không có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác thì bị xử lý thế nào?

Mức phạt hành vi vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình căn cứ theo Điều 40 Nghị định 38/2021/NĐ-CP, cụ thể:

Điều 40. Vi phạm quy định về quảng cáo trên báo nói, báo hình
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo trên báo nói, báo hình mà không có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi quảng cáo sản phẩm bằng hình thức chạy chữ hoặc chuỗi hình ảnh chuyển động mà sản phẩm quảng cáo không đặt sát phía dưới màn hình hoặc vượt quá 10% chiều cao màn hình và gây ảnh hưởng tới các nội dung chính trong chương trình.
3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Quảng cáo vượt quá 10% tổng thời lượng chương trình phát sóng một ngày của tổ chức phát sóng không phải là kênh, chương trình chuyên quảng cáo;
b) Quảng cáo trong chương trình thời sự;
c) Quảng cáo trong chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp về các sự kiện chính trị đặc biệt, kỷ niệm các ngày lễ lớn của dân tộc;
d) Quảng cáo quá hai lần trong mỗi chương trình phim truyện trên đài truyền hình;
đ) Quảng cáo quá bốn lần trong mỗi chương trình vui chơi, giải trí trên đài phát thanh, đài truyền hình;
...

Như vậy, quảng cáo trên báo nói mà không có dấu hiệu phân biệt nội dung quảng cáo với các nội dung khác thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng

Ngoài ra, người vi phạm buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi quy định nêu trên.

Lưu ý: Mức phạt vi phạm hành chính nêu trên áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm phạt tiền băng 1/2 mức phạt với tổ chức (tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 128/2022/NĐ-CP)

Trân trọng!

Quảng cáo
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quảng cáo
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng cho thuê mặt bằng quảng cáo mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn thủ tục xin giấy phép quảng cáo thực phẩm chức năng?
Hỏi đáp Pháp luật
Báo nói là gì? Cơ quan nào cấp phép cho chương trình chuyên quảng cáo của báo nói?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất bổ sung quy định về hoạt động quảng cáo của tiktoker có hơn 500.000 lượt followers?
Hỏi đáp Pháp luật
Người kinh doanh dịch vụ quảng cáo có được quyền yêu cầu thẩm định sản phẩm quảng cáo hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trách nhiệm của cá nhân, doanh nghiệp quảng cáo thông tin sai lệch với sản phẩm là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
KOLs quảng cáo sai sự thật sản phẩm bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Đăng tin quảng cáo tuyển dụng sai sự thật với mục đích lừa gạt người lao động bị xử phạt thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quảng cáo tuyển dụng là gì? 04 loại mẫu quảng cáo tuyển dụng phổ biến?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quảng cáo
Nguyễn Thị Hiền
132 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quảng cáo
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào