Trong trường hợp nào cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bị cách chức?
- Trong trường hợp nào cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bị cách chức?
- Mẫu biên bản kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2024?
- Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm những nội dung nào?
Trong trường hợp nào cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bị cách chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 28 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về áp dụng hình thức kỷ luật cách chức đối với cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
Theo đó, cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bị cách chức khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Giữ lại vụ vi phạm có dấu hiệu tội phạm để xử lý vi phạm hành chính;
- Sử dụng tiền thu được từ tiền nộp phạt vi phạm hành chính, tiền nộp do chậm thi hành quyết định xử phạt tiền, tiền bán, thanh lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và các khoản tiền khác thu được từ xử phạt vi phạm hành chính trái quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
- Giả mạo, làm sai lệch hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính, hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Chống đối, cản trở người làm nhiệm vụ kiểm tra, đe dọa, trù dập người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan kiểm tra, đoàn kiểm tra, gây khó khăn cho hoạt động kiểm tra;
- Ban hành trái thẩm quyền văn bản quy định về hành vi vi phạm hành chính, về thẩm quyền, thủ tục, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với từng hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý nhà nước và biện pháp xử lý hành chính;
- Không thực hiện kết luận kiểm tra;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để sách nhiễu, đòi, nhận tiền, tài sản của người vi phạm;
- Dung túng, bao che, hạn chế quyền của người vi phạm hành chính khi xử lý vi phạm hành chính.
Trong trường hợp nào cán bộ có hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bị cách chức? (Hình từ Internet)
Mẫu biên bản kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2024?
Trong quá trình kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính, trưởng đoàn kiểm tra hoặc người được ủy quyền phải tiến hành lập biên bản kiểm tra ngay sau khi kết thúc cuộc kiểm tra.
Biên bản kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính phải được lập theo Mẫu số 05 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 14/2021/TT-BTP.
Tải về Mẫu biên bản kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính mới nhất năm 2024 tại đây.
Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ khoản 3 Điều 11 Nghị định 19/2020/NĐ-CP quy định về nội dung kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính như sau:
Điều 11. Nội dung kiểm tra việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính
...
3. Nội dung kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b) Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính; kết quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
c) Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;
d) Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính; tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị;
đ) Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính;
e) Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
g) Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.
Như vậy, việc kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính bao gồm các nội dung sau:
- Công tác chỉ đạo, điều hành;
- Việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tình hình ban hành VBQPPL liên quan đến xử lý vi phạm hành chính;
- Kết quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ;
- Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác để bảo đảm cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính;
- Tổng số người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo từng chức danh tại cơ quan, đơn vị;
- Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính;
- Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia;
- Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?
- Chứng chỉ ngoại ngữ được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025?
- Từ 1/1/2025, điều khiển ôtô điện cần giấy phép lái xe hạng gì?
- Xác thực tài khoản mạng xã hội là gì? Thời gian xác thực những tài khoản đang hoạt động của người sử dụng dịch vụ mạng xã hội là bao lâu?
- Tỉnh Lạng Sơn cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km?