Ngày 7 tháng 4 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Chủ đề ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 qua từng năm?
Ngày 7 tháng 4 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Chủ đề ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 qua từng năm?
Ngày Sức khỏe Thế giới (World Health Day) được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập vào ngày 7 tháng 4 nhằm kêu gọi sự quan tâm đến sức khỏe của bản thân và cộng đồng. Mỗi năm, Tổ chức Y tế Thế giới sẽ chọn một vấn đề y tế trọng điểm toàn cầu và tổ chức các sự kiện trên phạm vi địa phương, khu vực, quốc tế để nêu bật lĩnh vực được lựa chọn.
Ý nghĩa của Ngày Sức khỏe Thế giới 7 tháng 4 là hướng đến mục tiêu tất cả người dân và cộng đồng trên thế giới đều được tiếp cận các dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng và hiệu quả.
Theo lịch vạn niên, ngày 7 tháng 4 năm 2024 tức ngày Sức khỏe Thế giới sẽ rơi vào Chủ nhật nhằm ngày 29/2/2024 âm lịch.
* Chủ đề ngày Sức khỏe Thế giới 7 tháng 4 qua từng năm như sau:
2010: Đô thị hóa và sức khỏe: làm thành phố mạnh khỏe hơn.
2011: Kháng khuẩn: không hành động hôm nay, không thuốc trị ngày mai.
2012: Sức khỏe tốt kéo dài tuổi thọ.
2013: Nhịp tim khỏe mạnh, huyết áp khỏe mạnh.
2014: bệnh Vector-borne (Vật trung gian truyền bệnh): vết cắn nhỏ, mối đe dọa lớn.
2015: An toàn thực phẩm.
2016: Ngăn chặn sự gia tăng: đánh bại bệnh tiểu đường.
2017: "Hãy cùng trò chuyện" để phòng, chống trầm cảm.
2018: Bảo hiểm y tế toàn dân
2019: Môi trường lành mạnh cho trẻ em.
2020: Chăm sóc sức khỏe toàn dân
2021: Xây dựng một thế giới công bằng hơn, lành mạnh hơn
2022: Hành tinh của chúng ta, sức khỏe của chúng ta
2023: Sức khỏe cho mọi người
2024: Sức khỏe của tôi, quyền của tôi
Ngày 7 tháng 4 năm 2024 là ngày bao nhiêu âm? Chủ đề ngày Sức khỏe Thế giới 7/4 qua từng năm? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào cần khám sức khỏe?
Căn cứ Điều 30 Thông tư 32/2023/TT-BYT đối tượng cần khám sức khỏe bao gồm:
- Khám sức khỏe đối với công dân Việt Nam, người nước ngoài đang sống, làm việc tại Việt Nam: khám sức khỏe định kỳ; khám phân loại sức khỏe để đi học, đi làm việc; khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên;
- Khám sức khỏe theo yêu cầu;
- Khám sức khỏe đối với người Việt Nam khi đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
* Việc khám sức khỏe tại Chương 6 Thông tư 32/2023/TT-BYT không áp dụng đối với các trường hợp sau đây:
- Khám bệnh ngoại trú, nội trú trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;
- Khám giám định y khoa, khám giám định pháp y, khám giám định pháp y tâm thần;
- Khám để cấp giấy chứng thương;
- Khám bệnh nghề nghiệp;
- Khám sức khỏe đối với đối tượng thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng, Bộ Công an;
- Khám sức khỏe đối với các ngành, nghề đặc thù.
Người lao động chưa thành niên được khám sức khỏe định kỳ mấy tháng một lần?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 đã quy định về khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động như sau:
Điều 21. Khám sức khỏe và điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động
1. Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
2. Khi khám sức khỏe theo quy định tại khoản 1 Điều này, lao động nữ phải được khám chuyên khoa phụ sản, người làm việc trong môi trường lao động tiếp xúc với các yếu tố có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp phải được khám phát hiện bệnh nghề nghiệp.
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
4. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo đảm yêu cầu, điều kiện chuyên môn kỹ thuật.
5. Người sử dụng lao động đưa người lao động được chẩn đoán mắc bệnh nghề nghiệp đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đủ điều kiện chuyên môn kỹ thuật để điều trị theo phác đồ điều trị bệnh nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Y tế quy định.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Theo đó, hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần cho người lao động; đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động là người khuyết tật, người lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Như vậy, người lao động chưa thành niên sẽ được người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng một lần.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- UBND xã có thẩm quyền giao đất không?
- Ngày 12 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào ngày 12 2 2025 âm lịch bị phạt bao nhiêu?
- Nguyên tắc xác định nguyên giá của tài sản kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa là gì?
- Cá nhân không phải là công chứng viên có được đầu tư toàn bộ, góp vốn, nhận góp vốn, liên kết, hợp tác chia lợi nhuận trong hoạt động công chứng không?
- Việc đăng ký khoản vay nước ngoài không được Chính phủ bảo lãnh được thực hiện như thế nào?