Thay đổi chữ ký điện tử khi nộp ngân sách nhà nước thì có cần phải báo trước không?
Thay đổi chữ ký điện tử khi nộp ngân sách nhà nước thì có cần phải báo trước không?
Căn cứ tại điểm b khoản 3 Điều 4 Thông tư 84/2016/TT-BTC quy định về trao đổi thông tin liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước như sau:
Điều 4. Trao đổi thông tin liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước
1. Cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng phối hợp thu, ngân hàng ủy nhiệm thu sử dụng phương thức giao dịch điện tử trong việc trao đổi danh Mục dùng chung, dữ liệu về người nộp thuế, dữ liệu về Khoản thuế, số thuế đã thu nộp ngân sách nhà nước. Trường hợp có sự cố kỹ thuật không áp dụng được phương thức giao dịch điện tử, các bên tạm thời trao đổi thông tin liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước bằng phương thức phù hợp khác để bảo đảm có thông tin, dữ liệu kịp thời phục vụ công tác quản lý thu nộp ngân sách nhà nước.
2. Thông tin thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng thông điệp điện tử trao đổi giữa các bên liên quan phải đáp ứng yêu cầu:
a) Có đầy đủ tiêu chí theo quy định của Thông tư này và phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành;
b) Được ký bằng chữ ký điện tử và áp dụng phương án bảo mật.
3. Chữ ký điện tử ký trên thông điệp điện tử:
a) Do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; Có hiệu lực trong thời gian các bên kết nối, trao đổi thông tin điện tử.
b) Được thông báo bằng văn bản để các bên liên quan (cơ quan thuế, cơ quan kho bạc nhà nước, ngân hàng) chấp nhận trong các giao dịch điện tử liên quan đến thu nộp ngân sách nhà nước.
Trường hợp thay đổi chữ ký điện tử, đơn vị sử dụng chữ ký điện tử có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan trước ngày chữ ký điện tử mới có hiệu lực ít nhất 15 ngày.
Như vậy, trường hợp thay đổi chữ ký điện tử, đơn vị sử dụng chữ ký điện tử có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các bên liên quan trước ngày chữ ký điện tử mới có hiệu lực ít nhất 15 ngày.
Thay đổi chữ ký điện tử khi nộp ngân sách nhà nước thì có cần phải báo trước không? (Hình từ Internet)
Quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin thu nộp ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế được thực hiện như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Thông tư 84/2016/TT-BTC quy định về việc tiếp nhận, xử lý thông tin thu nộp ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế như sau:
Điều 16. Tiếp nhận, xử lý thông tin thu nộp ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế
1. Cơ quan thuế tiếp nhận thông tin thu nộp ngân sách từ cơ quan kho bạc nhà nước chuyển sang, kiểm tra chữ ký điện tử và thông tin chi Tiết trên bảng kê chứng từ nộp ngân sách nhà nước, tiếp nhận vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế để hạch toán số thu ngân sách và số đã nộp của người nộp thuế.
2. Cơ quan thuế thực hiện tra soát, xử lý sai sót và Điều chỉnh thông tin các Khoản thu nộp ngân sách nhà nước với cơ quan kho bạc nhà nước, người nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư này.
3. Định kỳ ngày 15 hàng tháng hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu ngày 15 là ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan thuế thông báo các Khoản nộp ngân sách trong tháng trước đã được ghi nhận trong hệ thống quản lý thuế cho người nộp thuế qua tài Khoản giao dịch thuế điện tử do Tổng cục Thuế cấp cho người nộp thuế.
Theo đó, quy trình tiếp nhận, xử lý thông tin thu nộp ngân sách nhà nước tại cơ quan thuế được thực hiện như sau:
Bước 1: Cơ quan thuế tiếp nhận thông tin thu nộp ngân sách từ cơ quan kho bạc nhà nước chuyển sang, kiểm tra chữ ký điện tử và thông tin chi Tiết trên bảng kê chứng từ nộp ngân sách nhà nước, tiếp nhận vào hệ thống ứng dụng quản lý thuế để hạch toán số thu ngân sách và số đã nộp của người nộp thuế.
Bước 2: Cơ quan thuế thực hiện tra soát, xử lý sai sót và Điều chỉnh thông tin các Khoản thu nộp ngân sách nhà nước với cơ quan kho bạc nhà nước, người nộp thuế theo hướng dẫn tại Điều 17 Thông tư này.
Bước 3: Định kỳ ngày 15 hàng tháng hoặc ngày làm việc tiếp theo nếu ngày 15 là ngày nghỉ theo quy định của pháp luật về lao động, cơ quan thuế thông báo các Khoản nộp ngân sách trong tháng trước đã được ghi nhận trong hệ thống quản lý thuế cho người nộp thuế qua tài Khoản giao dịch thuế điện tử do Tổng cục Thuế cấp cho người nộp thuế.
Chữ ký điện tử được sử dụng trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 22 Luật Giao dịch điện tử 2023 (có hiệu lực 01/7/2024) quy định như sau:
Chữ ký điện tử
1. Chữ ký điện tử được phân loại theo phạm vi sử dụng bao gồm:
a) Chữ ký điện tử chuyên dùng là chữ ký điện tử do cơ quan, tổ chức tạo lập, sử dụng riêng cho hoạt động của cơ quan, tổ chức đó phù hợp với chức năng, nhiệm vụ;
b) Chữ ký số công cộng là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công cộng và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số công cộng;
c) Chữ ký số chuyên dùng công vụ là chữ ký số được sử dụng trong hoạt động công vụ và được bảo đảm bởi chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ.
....
Mặc dù pháp luật chưa có quy định cụ thể về các trường hợp sử dụng chữ ký điện tử, nhưng có thể hiểu rằng chữ ký điện tử được tạo lập nhằm mục đích thực hiện các giao dịch điện tử và được thể hiện trong các hợp đồng điện tử.
Chữ ký điện tử cho phép các bên giao dịch thông qua điện tử mà vẫn có giá trị pháp lý thông qua việc chứng thư chữ ký điện tử.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?