Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước có trích khấu hao không?

Tôi có thắc mắc: Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước có trích khấu hao không? Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước được phân loại như thế nào? (Câu hỏi của anh Nhân - Đồng Tháp).

Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước có trích khấu hao không?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao như sau:

Điều 11. Phạm vi tài sản cố định tính hao mòn, khấu hao
1. Tài sản cố định hiện có tại cơ quan, tổ chức, đơn vị và tài sản cố định do Nhà nước giao cho doanh nghiệp quản lý không tính thành phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp đều phải tính hao mòn, trừ các trường hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này.
2. Các tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập phải trích khấu hao gồm:
a) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư.
b) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật.
c) Tài sản cố định tại đơn vị sự nghiệp công lập không thuộc phạm vi quy định tại điểm a, điểm b khoản này được sử dụng vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật.
.....

Như vậy, tài sản cố định tại cơ quan nhà nước đều phải được tính hao mòn và trích khấu hao. Tuy nhiên, tại cơ quan nhà nước có tài sản cố định sau đây sẽ không có trích khấu hao:

- Tài sản cố định là quyền sử dụng đất đối với các trường hợp phải xác định giá trị quyền sử dụng đất để tính vào giá trị tài sản tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị quy định tại Điều 100 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

- Tài sản cố định đặc thù là những tài sản không xác định được chi phí hình thành hoặc không đánh giá được giá trị thực nhưng yêu cầu phải quản lý chặt chẽ về hiện vật (như: cổ vật, hiện vật trưng bày trong bảo tàng, lăng tẩm, di tích lịch sử được xếp hạng, tài liệu cổ, tài liệu quý hiếm...), tài sản cố định là thương hiệu của đơn vị sự nghiệp công lập.

- Tài sản cố định đã tính đủ hao mòn hoặc đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng được (bao gồm cả tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết).

- Các tài sản cố định chưa tính hết hao mòn hoặc chưa khấu hao hết giá trị nhưng đã hư hỏng không tiếp tục sử dụng được.

Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước có trích khấu hao không?

Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước có trích khấu hao không? (Hình từ Internet)

Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước được phân loại như thế nào?

Theo Điều 4 Thông tư 23/2023/TT-BTC quy định về phân loại tài sản cố định như sau:

Điều 4. Phân loại tài sản cố định
1. Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản:
a) Tài sản cố định hữu hình là những tài sản có hình thái vật chất, có kết cấu độc lập hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định; gồm:
.....
b) Tài sản cố định vô hình là những tài sản không có hình thái vật chất mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp đã đầu tư chi phí tạo lập tài sản hoặc được hình thành qua quá trình hoạt động; gồm:
.....
2. Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản:
a) Tài sản cố định hình thành do mua sắm.
b) Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng.
c) Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển.
....

Như vậy, tài sản cố định tại cơ quan nhà nước được phân loại như sau:

[1] Phân loại theo tính chất, đặc điểm tài sản gồm:

- Tài sản cố định hữu hình.

- Tài sản cố định vô hình.

- Tài sản cố định đặc thù.

[2] Phân loại theo nguồn gốc hình thành tài sản:

- Tài sản cố định hình thành do mua sắm.

- Tài sản cố định hình thành do đầu tư xây dựng.

- Tài sản cố định được giao, nhận điều chuyển

- Tài sản cố định được tặng cho, khuyến mại (bao gồm cả trường hợp nhà cung cấp đổi tài sản cũ bằng tài sản mới sau một thời gian sử dụng theo chính sách của nhà sản xuất/nhà cung cấp).

- Tài sản cố định khi kiểm kê phát hiện thừa (chưa được theo dõi trên sổ kế toán).

- Tài sản cố định đơn vị sự nghiệp công lập được nhận sau khi hết thời hạn liên doanh, liên kết theo quy định tại khoản 6 Điều 47 Nghị định 151/2017/NĐ-CP.

- Tài sản cố định được hình thành từ nguồn khác.

Tài sản nào được xem là tài sản cố định?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 23/2023/TT-BTC, tại cơ quan nhà nước, tài sản được xem là tài sản cố định nếu đáp ứng đủ các tiêu chí sau:

- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.

- Có nguyên giá từ 10.000.000 đồng trở lên.

Riêng tài sản đối với đơn vị sự nghiệp công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư, tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc đối tượng phải tính đủ khấu hao tài sản cố định vào giá dịch vụ theo quy định của pháp luật và tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng toàn bộ thời gian vào hoạt động kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết mà không hình thành pháp nhân mới theo quy định của pháp luật thì được xác định là tài sản cố định khi thỏa mãn đồng thời 02 tiêu chuẩn sau đây:

- Có thời gian sử dụng từ 01 năm trở lên.

- Đáp ứng tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định áp dụng cho doanh nghiệp.

Trân trọng!

Tài sản cố định
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tài sản cố định
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản cố định tại cơ quan nhà nước có trích khấu hao không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách điền Mẫu 02-TSCĐ biên bản thanh lý tài sản cố định cho mọi doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Có được thay đổi thời gian trích khấu hao tài sản cố định không? Cho ví dụ tính và trích khấu hao tài sản cố định?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đăng ký phương pháp khấu hao tài sản cố định mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi khấu hao đối với tài sản cố định không sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh có được trừ hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ghi Mẫu 01-TSCĐ biên bản giao nhận tài sản cố định của doanh nghiệp siêu nhỏ 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí sửa chữa tài sản cố định có làm tăng nguyên giá tài sản hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí sửa chữa tài sản cố định đi thuê được phép phân bổ dần vào chi phí kinh doanh tối đa bao nhiêu năm?
Hỏi đáp Pháp luật
Phương pháp khấu hao đường thẳng là gì? Cách tính khấu hao tài sản cố định theo đường thẳng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tài sản cố định vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài có thu tiền sử dụng đất của doanh nghiệp có phải trích khấu hao hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tài sản cố định
Dương Thanh Trúc
101 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tài sản cố định
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào