Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những gì?
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những gì?
Căn cứ quy định Điều 3 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ như sau:
Điều 3. Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ
Trước khi làm thủ tục hải quan đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, gồm:
1. Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư này: 01 bản chính;
2. Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu tại Phụ lục II và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm Thông tư này trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp;
3. Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.
4. Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.
Như vậy, tổ chức, cá nhân có đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa thì nộp bộ hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ, trong đó gồm có:
- Đơn đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Bảng kê khai chi phí sản xuất theo mẫu, tải về và Bảng khai báo xuất xứ của nhà sản xuất/nhà cung cấp nguyên liệu trong nước, tải về trong trường hợp nguyên liệu, vật tư đó được sử dụng cho một công đoạn tiếp theo để sản xuất ra một hàng hóa khác: 01 bản chụp;
- Quy trình sản xuất hoặc Giấy chứng nhận phân tích thành phần (nếu có): 01 bản chụp.
- Catalogue hoặc hình ảnh hàng hóa: 01 bản chụp.
Hồ sơ đề nghị xác định trước xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu gồm những gì? (Hình từ Internet)
Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp đặc biệt là khi nào?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 13 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt như sau:
Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nhập khẩu trong các trường hợp đặc biệt
....
3. Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa:
a) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm a khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;
b) Trường hợp hàng hóa quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này: thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Như vậy, thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp đặc biệt được quy định như sau:
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng:
+ Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là thời điểm người khai hải quan làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng.
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên;
- Trường hợp hàng hóa thay đổi mã số hàng hóa hoặc hàng hóa từ hàng hóa thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư chuyển sang hàng hóa không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư:
+ Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa là 05 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành, kiểm tra hải quan hoặc khi người khai hải quan tự phát hiện hàng hóa nhập khẩu không thuộc đối tượng ưu đãi đầu tư hoặc có sai sót về mã số hàng hóa so với thời điểm làm thủ tục nhập khẩu.
+ Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa nộp bổ sung phải còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan nhập khẩu trừ trường hợp có quy định khác tại Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên.
Nội dung kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu gồm những gì?
Căn cứ quy định khoản 3 Điều 8 Thông tư 33/2023/TT-BTC quy định về kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu như sau:
Điều 8. Kiểm tra tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu
....
3. Nội dung kiểm tra
.....
b) Kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa:
- Số lượng dây chuyền, máy móc, thiết bị;
- Công suất của máy móc, thiết bị;
- Số lượng nhân lực tham gia quy trình sản xuất hàng hóa;
- Năng lực, quy mô sản xuất, gia công, thực hiện các công đoạn sản xuất, gia công nào (bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...).
.....
Như vậy, nội dung kiểm tra quy trình sản xuất hàng hóa tại cơ sở sản xuất hàng hóa xuất khẩu gồm có:
- Số lượng dây chuyền, máy móc, thiết bị;
- Công suất của máy móc, thiết bị;
- Số lượng nhân lực tham gia quy trình sản xuất hàng hóa;
- Năng lực, quy mô sản xuất, gia công, thực hiện các công đoạn sản xuất, gia công nào (bao nhiêu tấn/sản phẩm.../năm; tổng năng lực, quy mô của máy móc thiết bị, nhân công...).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?