Cơ cấu tổ chức của Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số được quy định như thế nào?
Cơ cấu tổ chức của Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 103/QĐ-TCDS năm 2013 quy định như sau
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và hoạt động
1. Lãnh đạo Vụ
Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số có Vụ trưởng và các Phó Vụ trưởng do Tổng cục trưởng bổ nhiệm và miễn nhiệm. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Tổng cục trưởng và trước pháp luật về các hoạt động của Vụ. Các Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng và chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công.
2. Biên chế
Biên chế của Vụ được xác định theo quy định của pháp luật về vị trí việc làm và được điều chỉnh hằng năm theo nhu cầu vị trí việc làm do Tổng cục trưởng quyết định theo đề xuất của Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số.
3. Cơ chế hoạt động
Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số hoạt động theo chế độ chuyên viên. Công chức trong Vụ chịu trách nhiệm trước lãnh đạo Vụ về nhiệm vụ được giao.
Theo đó, cơ cấu tổ chức của Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số gồm có:
- Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số.
- Các Phó Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số.
Cơ cấu tổ chức của Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo Điều 2 Quyết định 103/QĐ-TCDS năm 2013, Vụ Cơ cấu và Chất lượng dân số có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản điều hành, chủ trương, chính sách về cơ cấu và chất lượng dân số, hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Xây dựng kế hoạch phát triển dài hạn, năm năm, hàng năm và chương trình, dự án về cơ cấu và chất lượng dân số; hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Xây dựng tiêu chuẩn, quy trình hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ về cơ cấu và chất lượng dân số thuộc lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình, hướng dẫn, tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Quản lý về cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi.
- Xây dựng chỉ tiêu, chỉ báo, giải pháp về cơ cấu dân số theo giới tính và độ tuổi; hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định để đảm bảo cân bằng giới tính khi sinh theo quy luật sinh sản tự nhiên.
- Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, tổ chức thực hiện các đề án, dự án, mô hình về cơ cấu dân số.
- Quản lý chất lượng dân số để đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực.
- Xây dựng các chỉ tiêu, chỉ báo, giải pháp về chất lượng dân số; hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Xây dựng, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, mô hình và các loại hình can thiệp khác về nâng cao chất lượng dân số.
- Tham gia xây dựng các chương trình, đề án, dự án, mô hình và các loại hình can thiệp khác về cơ cấu và chất lượng dân số do các Bộ, ngành khác quản lý.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, triển khai hiệu quả các chương trình can thiệp về cơ cấu và nâng cao chất lượng dân số.
- Xây dựng quy định hoạt động của các tổ chức dịch vụ công liên quan đến lĩnh vực cơ cấu và chất lượng dân số; kiểm tra, giám sát việc thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Tham gia thẩm định các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội quốc gia liên quan tới chính sách về cơ cấu và chất lượng dân số trong lĩnh vực dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Xây dựng nội dung, chương trình, kế hoạch và tài liệu tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về cơ cấu và chất lượng dân số, phối hợp với Trung tâm Đào tạo, bồi dưỡng tổ chức thực hiện.
- Tham gia các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực cơ cấu và chất lượng dân số trong chương trình dân số - kế hoạch hóa gia đình.
- Đề xuất, tham gia nghiên cứu những vấn đề liên quan đến lĩnh vực cơ cấu và chất lượng dân số; hướng dẫn và ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn.
- Quản lý cán bộ, công chức theo phân cấp, quản lý tài sản được giao theo quy định.
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.
Cản trở việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình trong công tác dân số có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Pháp lệnh Dân số 2003 quy định như sau:
Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
Nghiêm cấm các hành vi sau đây:
1. Cản trở, cưỡng bức việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình;
2. Lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức;
3. Sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, cung cấp phương tiện tránh thai giả, không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng, quá hạn sử dụng, chưa được phép lưu hành;
4. Di cư và cư trú trái pháp luật;
5. Tuyên truyền, phổ biến hoặc đưa ra những thông tin có nội dung trái với chính sách dân số, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, có ảnh hưởng xấu đến công tác dân số và đời sống xã hội;
6. Nhân bản vô tính người.
Theo quy định trên, hành vi cản trở việc thực hiện kế hoạch hoá gia đình trong công tác dân số là trái quy định và vi phạm pháp luật.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư được ủy quyền ký hợp đồng đặt cọc mua nhà ở hình thành trong tương lai không?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Kon Tum?
- Nghĩa vụ quân sự 2025: Chú trọng tuyển chọn công dân tốt nghiệp đại học, cao đẳng?
- Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì được chọn các hình thức giải quyết nào?
- Ngày 14 tháng 11 là ngày gì? Ngày 14 11 2024 là ngày bao nhiêu âm?