Tổ chức tín dụng bị khách hàng rút tiền hàng loạt thì Ngân hàng nhà nước xử lý như thế nào?

Cho tôi xin được hỏi: Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt Ngân hàng nhà nước xử lý như thế nào? Nhờ anh chị biên tập viên hỗ trợ giải đáp.

Tổ chức tín dụng bị khách hàng rút tiền hàng loạt thì Ngân hàng nhà nước xử lý như thế nào?

Tại khoản 31 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định, rút tiền hàng loạt là việc tổ chức tín dụng bị nhiều người gửi tiền cùng rút tiền dẫn đến tổ chức tín dụng có nguy cơ mất khả năng chi trả hoặc mất khả năng chi trả theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

Căn cứ quy định Điều 156 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài như sau:

Điều 156. Thực hiện can thiệp sớm tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thuộc một hoặc một số trường hợp sau đây:
....
d) Vi phạm tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 138 của Luật này trong thời gian 06 tháng liên tục;
đ) Bị rút tiền hàng loạt và có báo cáo gửi Ngân hàng Nhà nước.
.....

Căn cứ quy định Điều 162 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng như sau:

Điều 162. Áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng
1. Ngân hàng Nhà nước xem xét, quyết định đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có phương án khắc phục gửi Ngân hàng Nhà nước hoặc không điều chỉnh phương án khắc phục theo yêu cầu bằng văn bản của Ngân hàng Nhà nước;
b) Trong thời hạn thực hiện phương án khắc phục, tổ chức tín dụng được can thiệp sớm không có khả năng thực hiện phương án khắc phục;
c) Hết thời hạn thực hiện phương án khắc phục mà tổ chức tín dụng không khắc phục được tình trạng dẫn đến thực hiện can thiệp sớm;
d) Bị rút tiền hàng loạt và có nguy cơ gây mất an toàn hệ thống tổ chức tín dụng;
đ) Tỷ lệ an toàn vốn của tổ chức tín dụng thấp hơn 04% trong thời gian 06 tháng liên tục;
e) Tổ chức tín dụng bị giải thể không có khả năng thanh toán đầy đủ các khoản nợ trong quá trình thanh lý tài sản.
....

Như vậy, trong trường hợp tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt thì Ngân hàng nhà nước có thể xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp sau lên tổ chức tín dụng:

- Thực hiện can thiệp sớm khi tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

- Đặt tổ chức tín dụng vào kiểm soát đặc biệt.

Tổ chức tín dụng bị rút tiền hàng loạt Ngân hàng nhà nước xử lý như thế nào?

Tổ chức tín dụng bị khách hàng rút tiền hàng loạt thì Ngân hàng nhà nước xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)

Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt gồm những gì?

Căn cứ quy định khoản 2 Điều 163 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:

Điều 163. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
1. Ngân hàng Nhà nước thành lập Ban kiểm soát đặc biệt để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt bao gồm:
a) Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt;
b) Chỉ định Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
c) Quyết định, điều chỉnh nội dung, phạm vi hoạt động, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
d) Yêu cầu chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp; không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp; không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm;
đ) Nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
....

Như vậy, theo quy định thì nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt gồm có:

- Xử lý kiến nghị của Ban kiểm soát đặc biệt;

- Chỉ định Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng quản trị; Chủ tịch, thành viên khác của Hội đồng thành viên; Trưởng ban, thành viên khác của Ban kiểm soát; Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và các chức danh tương đương theo quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

- Quyết định, điều chỉnh nội dung, phạm vi hoạt động, mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

- Yêu cầu chủ sở hữu, thành viên góp vốn, cổ đông của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt báo cáo việc sử dụng cổ phần, phần vốn góp và không được chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp cũng như không được sử dụng cổ phần, phần vốn góp để làm tài sản bảo đảm;

- Một số nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng gồm các nội dung nào?

Căn cứ quy định khoản 3 Điều 163 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt như sau:

Điều 163. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt
....
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng, bao gồm các nội dung sau đây:
a) Hình thức và thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;
b) Thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;
c) Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
d) Các nội dung khác để phục vụ hoạt động kiểm soát đặc biệt và xây dựng phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Như vậy, theo quy định thì Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng gồm các nội dung sau đây:

- Hình thức và thời hạn kiểm soát đặc biệt, gia hạn thời hạn kiểm soát đặc biệt, chấm dứt kiểm soát đặc biệt, công bố thông tin về việc kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng;

- Thành phần, số lượng thành viên, cơ cấu, cơ chế hoạt động, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban kiểm soát đặc biệt phù hợp với hình thức kiểm soát đặc biệt và thực trạng của tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt;

- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Các nội dung khác để phục vụ hoạt động kiểm soát đặc biệt và xây dựng phương án cơ cấu lại tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt.

Trân trọng!

Tổ chức tín dụng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tổ chức tín dụng
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm soát đặc biệt là gì? Khi nào áp dụng kiểm soát đặc biệt tổ chức tín dụng?
Hỏi đáp Pháp luật
Người có liên quan của tổ chức tín dụng là những ai kể từ 01/7/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức tín dụng có vốn điều lệ tối thiểu bao nhiêu thì được kinh doanh mua bán vàng miếng tại Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
10 văn bản hướng dẫn thi hành Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sắp ban hành gồm những văn bản nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức tín dụng bị khách hàng rút tiền hàng loạt thì Ngân hàng nhà nước xử lý như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 01/7/2024, Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng đồng thời là Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền đình chỉ lưu hành là gì? Có được đổi tiền đình chỉ lưu hành không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nợ quá hạn bao nhiêu ngày thì thành nợ xấu nhóm 2?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngân hàng Phát triển Việt Nam có phải là tổ chức tín dụng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức tín dụng không giám sát việc sử dụng tiền thu từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tổ chức tín dụng
Đinh Khắc Vỹ
134 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tổ chức tín dụng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào