Mẫu bài tuyên truyền về Cuộc thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024? Các mấy loại biện pháp phòng chống bạo lực học đường?

Cho tôi hỏi: Mẫu bài tuyên truyền ngắn gọn về Cuộc thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024 như thế nào? Câu hỏi từ chị Nga - Bình Dương

Mẫu bài tuyên truyền về Cuộc thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024?

Thực hiện Công văn 185/SGDĐT-CTTT-KHCN năm 2024 của Sở GDĐT Hà Nội về việc tham gia Cuộc thi “Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em” năm 2024;

Về nội dung cuộc thi, học sinh dự thi theo 2 chủ đề về Phòng ngừa bạo lực học đường và phòng ngừa lao động trẻ em. Học sinh tiểu học dự thi bằng hình thức vẽ tranh cổ động trên khổ giấy A3 không giới hạn về màu sắc, không giới hạn nguyên vật liệu (như bút chì, màu sáp, bút lông…). Đối với cấp trung học cơ sở, học sinh viết tay hoàn toàn bài viết tham gia cuộc thi, tối đa không quá 1.200 từ.

Có thể tham khảo Mẫu bài tuyên truyền phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024 như sau:

Mẫu bài 1: Mẫu bài tuyên truyền phòng ngừa bạo lực học đường.

Hiện nay tình trạng bạo lực học đường liên tục xẩy ra đã trở thành nỗi bức xúc của toàn xã hội, và trở thành mối lo lắng của không chỉ các bậc phụ huynh, thầy cô giáo mà còn là nỗi lo của tất cả những người quan tâm đến sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

Hiện tượng bạo lực không hải là hiện tượng mới, xong thời gian gần đây hiện tượng này xẩy ra liên tục hơn trong các trường học bộc lộ tính chất nguy hiểm và nghiêm trọng hơn. Điều đáng lo ngại là lý do dẫn đến bạo lực đôi khi rất đơn giản như va chạm trong lúc chơi đùa, trên đường đi học, mâu thuẫn nói xấu nhau trên các diễn đàn, mạng xã hội,…

1. Khái niệm

Bạo lực học đường là những hành vi thô bạo, ngang ngược, bất chấp công lý, đạo lý, xúc phạm trấn áp người khác gây nên những tổn thương về tinh thần và thể xác diễn ra trong phạm vi trường học.

Bạo lực học đường bao gồm các hành vi bạo lực về thể chất, gồm đánh nhau giữa các học sinh hoặc các hình phạt thể chất của nhà trường; bạo lực tinh thần, bao gồm cả việc tấn công bằng lời nói; bạo lực tình dục, bao gồm hiếp dâm và quấy rối tình dục; các dạng bắt nạt bạn học; và mang vũ khí đến trường.

2. Thực trạng

Tình trạng bạo lực trong trường học đã và đang diễn ra nóng bỏng trên khắp thế giới ở tất cả những cấp học, lớp học khác nhau. Bạo lực học đường không chỉ sảy ra ở học sinh nam mà còn cả ở học sinh nữ; không chỉ giữa học sinh với học sinh mà còn có bạo lực giữa học sinh với giáo viên và giáo viên với học sinh.

3. Hậu quả

* Ảnh hưởng đến bản thân học sinh

Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về mặt thể xác.

Tồi tệ hơn khi không ít vụ bạo lực đã cướp đi sinh mạng của những học sinh vô tội để lại sự thiệt thòi, đau đớn không chỉ về mặt thể xác mà cả tinh thần cho học sinh và gia đình.

Những hậu quả mà bạo lực học đường gây ra kể cả thể xác hay tinh thần cũng đều trực tiếp ảnh hưởng đến công việc học tập cũng như tương lai của học sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

* Ảnh hưởng đến gia đình

Không khí và cuộc sống gia đình bị xáo trộn, căng thẳng, lo lắng.

* Ảnh hưởng đến nhà trường

Hành vi bạo lực không chỉ tác động xấu đến nạn nhân mà còn khiến không khí trường học trở nên nặng nề, căng thẳng với nỗi sợ hãi, bất an luôn bao trùm.

Ngoài ra, những hành vi bạo lực học đường của học sinh sẽ trở thành nỗi bất an của phụ huynh khi gửi con em mình đến trường, làm mất đi ý nghĩa của môi trường giáo dục lạnh mạnh trong sáng.

* Ảnh hưởng đến xã hội

Ảnh hưởng đến những nét văn hóa truyền thống, những chuẩn mực đạo đức quý giá: Giờ đây có những học trò ngang nhiên cãi lại thầy, cô giáo. Con cái cãi lại bố mẹ.

Bạn bè đánh đấm, xảy ra khá thường xuyên. Chính những hành động ấy đã càng làm lu mờ những nét văn hóa truyền thống của xã hội, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động, làm mất trật tự xã hội.

2. Cách phòng tránh bạo lực học đường:

* Đối với học sinh:

- Tích cực rèn luyện kĩ năng sống, ngoan ngoãn lễ phép với ông bà, bố mẹ, với thầy cô giáo.

- Chấp hành tốt nội quy trường lớp.

- Tránh xa bạo lực. nói không với bạo lực.

- Nếu thấy hiện tượng bạo lực phải kịp thời báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc cơ quan có thẩm quyền để kịp thời can thiệp và xử lí.

- Học cách kiềm chế cảm súc.

- Tích cự tham gia vào các hoạt động tình nguyện mà nhà trường tổ chức nhằn tăng tính thiện và tính hướng thiện trong con người các em.

* Đối với nhà trường và các cơ quan quản lý giáo dục:

- Tích cực hoàn thiện bộ rèn luyện kỹ năng sống và đưa bộ môn dạy kỹ năng sống vào trong nhà trường.

- Tổ chức các hoạt động sân trường, hoàn động tình nguyện mang tính hướng thiện và định hướng nhân cách cho học sinh, giúp học sinh phát huy những đức tính tốt đẹp trong bản thân.

- Có hình phạt và cách giáo dục nghiêm khắc, phù hợp đối với những học sinh gây ra bạo lực, và có hình thức hỗ trợ kịp thời đối với nạn nhân của các vụ bạo lực.

- Tổ chức tuyên truyền tác hại và cách phòng tránh bạo lực học đường đói với giáo viên và học sinh.

- Phối hợp với gia đình và cơ quan đoàn thể đóng trên địa bàn xã trong công cuộc phòng tránh bạo lực học đường.

* Đối với giáo viên

- Thường xuyên quan tâm, theo dõi và nắm bắt tình hình của các em học sinh trong lớp mình chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm và giáo viên tham gia dạy kỹ năng sống.

- Có biện pháp can ngăn giáo dục kịp thời đối với hiện tượng có nguy cơ dân đến bạo lực đối với học sinh trong lớp chủ nhiệm hoặc tham gia giảng dạy.

- Tích cực tổ chức các hoạt động sân trường, hoạt động tập thể trong giờ hoạt động sân trường hoặc trong tiết sinh hoạt, nhằm tăng tình cảm của các em học sinh trong cùng lớp, cùng trường.

- Tạo môi trường học tập và giảng dạy trong sáng lành mạnh.

- Phối hợp với gia đình và nhà trường để quan tâm và hỗ trợ kịp thời những khó khăn vướng mắc của học sinh.

* Đối với gia đình:

- Bố mẹ cần tạo ra một môi trường sống lành mạnh, yêu thương cho con cái

- Đồng thời phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm để kịp thời nắm bắt tình hình học tập của con em mình tại trường học.

Mẫu bài 2: Mẫu bài tuyên truyền lao động trẻ em.

Nhằm thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật; nâng cao nhận thức, năng lực và trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành, các tổ chức có liên quan, người sử dụng lao động, cộng đồng, cha mẹ và trẻ em; không để xảy ra việc sử dụng trẻ em lao động trái với quy định của pháp luật.

Ở giai đoạn này, trẻ em có những quyền cơ bản như được chăm sóc, nuôi dưỡng, được học tập và phát triển toàn diện, được cha mẹ giáo dục và được pháp luật bảo vệ. Song song với đó, trẻ em cũng có những nghĩa vụ và trách nhiệm cần thực hiện, bao gồm: chăm chỉ học tập, rèn luyện đạo đức, giữ gìn vệ sinh cá nhân, kính trọng ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, đoàn kết với bạn bè, yêu quê hương đất nước và tham gia bảo vệ môi trường.

Tuy nhiên, thực tế hiện nay cho thấy, nhiều trẻ em đang phải đối mặt với tình trạng bị bóc lột sức lao động, phải làm việc nặng nhọc trong môi trường độc hại, nguy hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cao về tai nạn và sức khỏe. Hậu quả là các em dễ gặp tai nạn thương tích, mắc bệnh nghề nghiệp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển về thể chất và tinh thần.

Để phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em cần sự chung tay của toàn xã hội, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm phòng ngừa và xoá bỏ lao động trẻ em thông qua nâng cao nhận thức xã hội, hỗ trợ trực tiếp các đối tượng là lao động trẻ em và thực hiện các chính sách xoá đói, giảm nghèo, …

Tăng cường các hoạt động nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhà trường, gia đình và cộng đồng xã hội trong công tác bảo vệ trẻ em. Thông qua họp với cha mẹ học sinh để tuyên truyền: Quyền và nghĩa vụ của trẻ em, gia đình tạo điều kiện tốt nhất cho con em học tập và giáo dục các em biết yêu lao động, biết chia sẻ với các thành viên trong gia đình phù hợp với lứa tuổi, với sức khỏe của các em.

Tổ tư vấn chăm sóc sức khỏe học sinh trong trường học thực hiện đúng chức năng: Sẵn sàng lắng nghe, săn sàng tư vấn và can thiệp giúp đỡ- nếu cần.

Tích hợp việc giáo dục kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử tích cực vào chương trình giáo dục chính khóa và hoạt động trải nghiệm, ngoại khóa. Giáo dục trẻ biết vâng lời, không tự ý bỏ học, bỏ nhà vì những suy nghĩ tiêu cực trong cuộc sống, dạy trẻ cách chia sẻ.

Tăng cường các điều kiện, đảm bảo môi trường vật chất và môi trường tâm lý cho trẻ, thực hiện trường học an toàn, thân thiện. Củng cố, cải tạo hệ thống tường rào, cổng bảo vệ an toàn, phòng học an toàn đảm bảo công tác an ninh trường học.

Xây dựng môi trường sống thân thiện và lành mạnh để thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền của trẻ em. Với mục tiêu, mọi trẻ em đều được bảo vệ để giảm nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, chú trọng đến trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt cần được trợ giúp, chăm sóc để phục hồi, hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.

Với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên Trường Tiểu học luôn thực hiện tốt công tác tuyên truyền về “phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định pháp luật”; cung cấp thông tin, kiến thức về phòng ngừa, giảm thiểu lao động trẻ em tới mỗi PHHS và người dân trên các kênh truyền thông.

Lưu ý: Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Xem thêm: Gợi ý viết bài dự thi về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em cấp THCS và THPT 2024?

Mẫu bài tuyên truyền về Cuộc thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024?

Mẫu bài tuyên truyền về Cuộc thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024? Các mấy loại biện pháp phòng chống bạo lực học đường? (Hình từ Internet)

Các mấy loại biện pháp phòng chống bạo lực học đường hiện nay?

Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định về phòng chống bạo lực học đường như sau:

Điều 6. Phòng, chống bạo lực học đường
1. Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường:
a) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức của người học, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong cơ sở giáo dục, gia đình người học và cộng đồng về mối nguy hiểm và hậu quả của bạo lực học đường; về trách nhiệm phát hiện, thông báo, tố giác hành vi bạo lực học đường; ngăn ngừa và can thiệp kịp thời đối với các hành vi bạo lực học đường phù hợp với khả năng của bản thân;
....

Theo đó, 03 loại biện pháp phòng chống bạo lực học đường hiện nay gồm:

(1) Biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường

(2) Biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường

(3) Biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường.

Bạo lực học đường có bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật không?

Theo quy định tại Điều 37 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về những hành vi học sinh không được làm khi tham gia học tập tại trường cụ thể như sau:

Điều 37. Các hành vi học sinh không được làm
1. Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.
2. Gian lận trong học tập, kiểm tra, thi, tuyển sinh.
3. Mua bán, sử dụng rượu, bia, thuốc lá, chất gây nghiện, các chất kích thích khác và pháo, các chất gây cháy nổ.
4. Sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
5. Đánh nhau, gây rối trật tự, an ninh trong nhà trường và nơi công cộng.
6. Sử dụng, trao đổi sản phẩm văn hóa có nội dung kích động bạo lực, đồi trụy; sử dụng đồ chơi hoặc chơi trò chơi có hại cho sự phát triển lành mạnh của bản thân.
7. Học sinh không được vi phạm những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, pháp luật nghiêm cấm học sinh có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể giáo viên, cán bộ, nhân viên của nhà trường, người khác và học sinh khác.

Cho nên hành vi bạo lực học đường là hành vi bị nghiêm cấm đối với học sinh theo quy định của pháp luật.

Trân trọng!

Bạo lực học đường
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Bạo lực học đường
Hỏi đáp Pháp luật
03 biện pháp hỗ trợ người học có nguy cơ bị bạo lực học đường? Học sinh có hành vi bạo lực học đường có bị kỉ luật bằng hình thức đuổi học không?
Hỏi đáp Pháp luật
03 biện pháp can thiệp khi xảy ra bạo lực học đường hiện nay? Trách nhiệm của học sinh trong việc phòng chống bạo lực học đường là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dưới 18 tuổi có hành vi bạo lực học đường có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bài mẫu dự thi ngắn gọn về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng tham gia Cuộc thi Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em năm 2024 gồm những ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Gợi ý viết bài dự thi về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em cấp THCS và THPT 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tham luận về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024 dưới 1200 từ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài tuyên truyền về Cuộc thi phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 2024? Các mấy loại biện pháp phòng chống bạo lực học đường?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bài viết Sáng kiến bảo đảm trật tự trường học về phòng ngừa bạo lực học đường và lao động trẻ em 1200 từ?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Kế hoạch xây dựng lớp học an toàn và phòng ngừa bạo lực học đường cho học sinh THCS 2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Bạo lực học đường
Nguyễn Thị Hiền
71,785 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào