Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng không?

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng không? Việc sử dụng kinh sách của người bị giam giữ thực hiện thế nào?

Hoạt động tín ngưỡng là gì?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 2 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định về hoạt động tín ngưỡng như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tín ngưỡng là niềm tin của con người được thể hiện thông qua những lễ nghi gắn liền với phong tục, tập quán truyền thống để mang lại sự bình an về tinh thần cho cá nhân và cộng đồng.
2. Hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.
...

Như vậy, hoạt động tín ngưỡng là hoạt động thờ cúng tổ tiên, các biểu tượng linh thiêng; tưởng niệm và tôn vinh người có công với đất nước, với cộng đồng; các lễ nghi dân gian tiêu biểu cho những giá trị lịch sử, văn hóa, đạo đức xã hội.

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng không?

Căn cứ tại khoản 5 Điều 6 Luật Tín ngưỡng, tôn giáo 2016 có quy định như sau:

Điều 6. Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người
...
5. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc có quyền sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo.
...

Như vậy, theo quy định thì người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng.

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng không?

Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng không? (Hình từ Internet)

Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị giam giữ được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại Điều 4 Nghị định 95/2023/NĐ-CP có quy định về việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị giam giữ như sau:

Điều 4. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo theo quy định tại khoản 5 Điều 6 của Luật tín ngưỡng, tôn giáo
1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật về thi hành tạm giữ, tạm giam; người đang chấp hành hình phạt tù; người đang chấp hành biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là người bị quản lý, giam giữ) được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc (sau đây gọi là cơ sở quản lý, giam giữ).
2. Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.
3. Việc bảo đảm và quản lý kinh sách; thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị quản lý, giam giữ tại cơ sở quản lý, giam giữ được thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn cụ thể việc ban hành nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ thuộc phạm vi quản lý.

Như vậy, theo quy định thì việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo của người bị giam giữ được thực hiện như sau:

- Được sử dụng kinh sách xuất bản dưới hình thức sách in, phát hành hợp pháp để phục vụ nhu cầu sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo của cá nhân và được bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo bằng lời nói hoặc hành vi của cá nhân theo quy định của pháp luật về nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.

- Việc sử dụng kinh sách, bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo không được làm ảnh hưởng đến quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và quyền tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người khác và không trái với quy định của pháp luật có liên quan.

- Việc bảo đảm và quản lý kinh sách; thời gian, địa điểm sử dụng kinh sách và bày tỏ niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo cho người bị giam giữ được thực hiện theo nội quy, quy chế của cơ sở quản lý, giam giữ.

Trân trọng!

Hoạt động tín ngưỡng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hoạt động tín ngưỡng
Hỏi đáp Pháp luật
Người bị giam giữ được sử dụng kinh sách để phục vụ nhu cầu tín ngưỡng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tín ngưỡng là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động tín ngưỡng là những hành vi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hoạt động tín ngưỡng
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
390 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào