Năm 2024, hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có đương nhiên bị vô hiệu hay không?
Hợp đồng mua bán tài sản là gì?
Căn cứ Điều 430 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng mua bán như sau:
Điều 430. Hợp đồng mua bán tài sản
Hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Hợp đồng mua bán nhà ở, mua bán nhà để sử dụng vào mục đích khác được thực hiện theo quy định của Bộ luật này, Luật nhà ở và luật khác có liên quan.”
Như vậy, hợp đồng mua bán tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên bán chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua và bên mua trả tiền cho bên bán.
Năm 2024, hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có đương nhiên bị vô hiệu hay không? (Hình từ Internet)
Năm 2024, hợp đồng mua bán đã công chứng bị sai tên có đương nhiên bị vô hiệu hay không?
Căn cứ khoản 1 Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hợp đồng vô hiệu như sau:
Điều 407. Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
...
Dẫn chiếu tại Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức cụ thể:
Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.
Theo đó, hợp đồng vô hiệu trong các trường hợp sau đây:
- Do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội
- Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo
- Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện
- Do bị nhầm lẫn
- Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép
- Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình
- Do không tuân thủ quy định về hình thức
Theo đó, dù hình thức của hợp đồng là một trong những điều kiện để hợp đồng mua bán có hiệu lực. Nhưng theo Điều 129 Bộ luật Dân sự 2015, nếu hình thức của hợp đồng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng thì khi vi phạm hợp đồng mới trở nên vô hiệu.
Như vậy, khi bị sai tên trong hợp đồng mua bán đã công chứng thì sẽ không bị vô hiệu.
Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng mua bán là gì?
Theo quy định tại Điều 427 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng cụ thể, bao gồm:
Điều 427. Hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng
1. Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
...
Theo đó, hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng mua bán như sau:
- Khi hợp đồng bị hủy bỏ thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết, các bên không phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
- Các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận sau khi trừ chi phí hợp lý trong thực hiện hợp đồng và chi phí bảo quản, phát triển tài sản.
- Việc hoàn trả được thực hiện bằng hiện vật. Trường hợp không hoàn trả được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để hoàn trả.
- Trường hợp các bên cùng có nghĩa vụ hoàn trả thì việc hoàn trả phải được thực hiện cùng một thời điểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
- Bên bị thiệt hại do hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên kia được bồi thường.
- Việc giải quyết hậu quả của việc hủy bỏ hợp đồng liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này và luật khác có liên quan quy định.
- Trường hợp việc hủy bỏ hợp đồng không có căn cứ quy định tại các Điều 423, 424, 425 và 426 Bộ luật Dân sự 2015 đã trích ở các mục trên thì bên hủy bỏ hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự do không thực hiện đúng nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Việc đầu tư dự án cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư trong trường hợp quy gom như thế nào?
- Ngày 15 tháng 11 là ngày gì? Ngày 15 11 2024 là ngày bao nhiêu âm? Nguyên nhân dẫn đến bệnh Phổi tắc nghẽn mạn tính là gì?
- Sơ đồ khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đầy đủ, chi tiết nhất?
- Mẫu Bản kiểm điểm sinh con thứ 3 của giáo viên mới nhất năm 2024?
- Lời dẫn văn nghệ Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc 2024 ngắn gọn, hay nhất?