Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo gồm những gì?

Dạ cho hỏi: Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo gồm những gì văn bản gì? Công trình tôn giáo có được miễn giấy phép xây dựng? Anh Bá - Hà Giang

Công trình tôn giáo có thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 89 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 30 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định như sau:

Điều 89. Quy định chung về cấp giấy phép xây dựng
1. Công trình xây dựng phải có giấy phép xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho chủ đầu tư theo quy định của Luật này, trừ các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng gồm:
a) Công trình bí mật nhà nước; công trình xây dựng khẩn cấp;
b) Công trình thuộc dự án sử dụng vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ, người đứng đầu cơ quan trung ương của tổ chức chính trị, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Văn phòng Chủ tịch nước, Văn phòng Quốc hội, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan trung ương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và của tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp quyết định đầu tư xây dựng;
c) Công trình xây dựng tạm theo quy định tại Điều 131 của Luật này;
...

Theo đó, công trình tôn giáo không thuộc trường hợp được miễn giấy phép xây dựng. Vậy nên, việc xây dựng mới các công trình tôn giáo đều phải xin cấp giấy phép xây dựng.

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo gồm những gì?

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo gồm những gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo gồm những gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 43 Nghị định 15/2021/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 15 Điều 12 Nghị định 35/2023/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 43. Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với trường hợp xây dựng mới
...
3. Đối với công trình tín ngưỡng, tôn giáo:
a) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tôn giáo gồm các tài liệu như quy định tại khoản 1 Điều này và văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng gồm các tài liệu như quy định tại Điều 46 Nghị định này và ý kiến của cơ quan chuyên môn về tín ngưỡng, tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (trường hợp pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo có quy định); báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng đối với các công trình tín ngưỡng ảnh hưởng lớn đến an toàn, lợi ích cộng đồng;
c) Đối với hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo thuộc dự án bảo quản, tu bổ, phục hồi di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, ngoài các tài liệu quy định tại điểm a, điểm b khoản này, phải bổ sung văn bản về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan quản lý nhà nước về văn hóa theo quy định của pháp luật về di sản văn hóa.
...

Theo đó, thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo gồm những giấy tờ dưới đây:

- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng, theo Mẫu số 01 tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Nghị định 15/2021/NĐ-CP;

- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định;

- Quyết định phê duyệt dự án;

- Văn bản thông báo kết quả thẩm định của cơ quan chuyên môn về xây dựng và hồ sơ bản vẽ thiết kế cơ sở được đóng dấu xác nhận kèm theo (nếu có);

- Báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng theo quy định;

- Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy và các tài liệu, bản vẽ được thẩm duyệt kèm theo theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy;

- Văn bản kết quả thực hiện thủ tục về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trường hợp không thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng tại cơ quan chuyên môn về xây dựng;

- 02 bộ bản vẽ thiết kế xây dựng trong hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, gồm:

+ Bản vẽ tổng mặt bằng toàn dự án, mặt bằng định vị công trình trên lô đất; bản vẽ kiến trúc các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng, mặt cắt móng; các bản vẽ thể hiện giải pháp kết cấu chính của công trình; bản vẽ mặt bằng đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình, dự án.

- Hợp đồng thuê đất hợp pháp nếu chủ đầu tư thuê đất để đầu tư xây dựng;

- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu công trình, bộ phận công trình hoặc hợp đồng thuê công trình, bộ phận công trình hợp pháp nếu chủ đầu tư thuê công trình, bộ phận công trình để đầu tư xây dựng;

- Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình và bản vẽ thể hiện giải pháp liên kết của công trình với công trình hiện hữu.

- Văn bản chấp thuận về sự cần thiết xây dựng và quy mô công trình của cơ quan chuyên môn về tôn giáo thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Ai có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 103 Luật Xây dựng 2014 được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Xây dựng sửa đổi 2020 quy định như sau:

Điều 103. Thẩm quyền cấp, điều chỉnh, gia hạn, cấp lại và thu hồi giấy phép xây dựng
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xây dựng đối với công trình thuộc đối tượng có yêu cầu phải cấp giấy phép xây dựng trên địa bàn tỉnh, trừ công trình quy định tại khoản 3 Điều này. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phân cấp, ủy quyền cho Sở Xây dựng, Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng thuộc chức năng và phạm vi quản lý của cơ quan này.
3. Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp giấy phép xây dựng đối với công trình cấp III, cấp IV và nhà ở riêng lẻ trên địa bàn do mình quản lý.
...

Ngoài ra, căn cứ theo STT 1.1.6 tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư 06/2021/TT-BXD thì công trình tôn giáo được xác định là công trình cấp 3.

Do đó, thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo sẽ thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Trân trọng!

Giấy phép xây dựng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giấy phép xây dựng
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép xây dựng hết hạn có bị phạt không? Phí gia hạn giấy phép xây dựng 2024 là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép xây dựng tạm có được hoàn công không? Có được gia hạn giấy phép xây dựng tạm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới đối với nhà ở riêng lẻ gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới nhất 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Xin giấy phép xây nhà cấp 4 mất bao nhiêu tiền? Xây nhà cấp 4 trong trường hợp nào không phải xin giấy phép xây dựng?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào sửa chữa nhà không phải xin phép?
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tục Xin Giấy phép xây dựng nhà cấp 4 nông thôn như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu văn bản thỏa thuận với hàng xóm khi xây nhà mới nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng di dời công trình năm 2024 gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng đối với công trình tôn giáo gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giấy phép xây dựng
Nguyễn Thị Kim Linh
168 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Giấy phép xây dựng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào