Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải bị phạt bao nhiêu tiền?

Dạ cho tôi hỏi: Hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải có vi phạm pháp luật không và có thể bị phạt bao nhiêu tiền? Anh Uy - Hà Nam

Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải có vi phạm pháp luật không?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:

Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải
1. Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia.
2. Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật.
3. Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.
4. Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm.
5. Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
6. Gây ô nhiễm môi trường.
7. Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn.
8. Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
9. Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
10. Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.
11. Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
12. Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn và các quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
13. Xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải.
14. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải.

Theo đó, hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải là trái quy định và vi phạm pháp luật.

Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải bị phạt bao nhiêu tiền?

Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm e khoản 2, điểm d khoản 8 Điều 12 Nghị định 142/2017/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 12. Vi phạm quy định về bảo đảm an toàn hàng hải và bảo vệ môi trường khi xây dựng mới hoặc cải tạo, nâng cấp cảng biển hoặc khi xây dựng, lắp đặt các công trình, thiết bị khác ảnh hưởng đến an toàn hàng hải
...
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với mỗi hành vi vi phạm sau đây:
...
d) Không thu dọn, thanh thải chướng ngại vật phát sinh trong quá trình thi công sau khi công trình đã hoàn thành;
đ) Không thực hiện đầy đủ phương án bảo đảm an toàn hàng hải, phương án bảo đảm an toàn giao thông đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
e) Tạo ra các chướng ngại vật trong vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam gây ảnh hưởng đến hoạt động hàng hải;
...
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
d) Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do các hành vi vi phạm quy định tại các điểm d khoản 1 và điểm e khoản 2 Điều này;
...

Như vậy, hành vi cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp tổ chức có cùng một hành vi vi phạm thì sẽ chịu mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân, theo Điều 5 Nghị định 142/2017/NĐ-CP.

Ngoài bị phạt tiền, cá nhân, tổ chức còn bị buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do hành vi vi phạm.

Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải không?

Căn cứ theo khoản 11 Điều 92 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 quy định như sau:

Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Cảng vụ hàng hải
...
5. Thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
6. Tạm giữ tàu biển quy định tại Điều 114 của Bộ luật này.
7. Chủ trì tổ chức tìm kiếm, cứu người gặp nạn trong vùng nước cảng biển; huy động người và các phương tiện cần thiết để thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn hoặc xử lý sự cố ô nhiễm môi trường.
8. Tổ chức thực hiện việc đăng ký tàu biển, đăng ký thuyền viên khi được cơ quan có thẩm quyền giao; thu, quản lý, sử dụng các loại phí, lệ phí cảng biển theo quy định của pháp luật.
9. Tổ chức thực hiện thanh tra hàng hải, điều tra, xử lý theo thẩm quyền các tai nạn hàng hải tại cảng biển và khu vực quản lý.
10. Chủ trì, điều hành việc phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước tại cảng biển.
11. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.

Theo quy định này, Giám đốc Cảng vụ hàng hải có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hàng hải theo thẩm quyền.

Trân trọng!

Giao thông vận tải
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Giao thông vận tải
Hỏi đáp Pháp luật
Phương tiện quá thời hạn tái nhập vào Việt Nam có bị thu hồi Giấy phép liên vận ASEAN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xếp hàng hóa vào công te nơ từ ngày 1/1/2025?
Hỏi đáp pháp luật
Vụ quản lý doanh nghiệp thuộc Bộ Giao thông vận tải có vị trí và chức năng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Vụ Khoa học - Công nghệ và Môi trường thuộc Bộ Giao thông vận tải có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Vụ Tổ chức cán bộ thuộc Bộ Giao thông vận tải có vị trí và chức năng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Văn phòng Bộ Giao thông vận tải thực hiện công tác tổng hợp, truyền thông ra sao?
Hỏi đáp pháp luật
Vụ vận tải thuộc Bộ Giao thông vận tải có vị trí và chức năng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc vận chuyển hành khách bằng xe ô tô phải tuân thủ các quy định nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 1/1/2025, các nhà xe phải có trách nhiệm mua bảo hiểm cho hành khách của mình?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức chuyên ngành giao thông vận tải lên hạng 2 cần có điều kiện gì để xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Giao thông vận tải
Nguyễn Thị Kim Linh
740 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào