Đơn vị chưa được bổ nhiệm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thì Phó hạt trưởng có thể thay mặt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Đơn vị chưa được bổ nhiệm Hạt trưởng thì Phó hạt trưởng có thể thay mặt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không?
Tại khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về giao quyền xử phạt như sau:
Điều 54. Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm, hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Luật này. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Tại khoản 3 Điều 43 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa bởi khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 có quy định về thẩm quyền của hạt trưởng Hạt Kiểm lâm như sau:
Điều 43. Thẩm quyền của Kiểm lâm
...
3. Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 02 lần mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này.
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, c, đ, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.
Như vậy, trường hợp được Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm giao quyền bằng văn bản hoặc trường hợp ở chưa có Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thì phó hạt trưởng có thể thay mặt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Lưu ý: Phó hạt trưởng Hạt Kiểm lâm được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
Đơn vị chưa được bổ nhiệm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm thì Phó hạt trưởng có thể thay mặt ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính hay không? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm lâm là gì?
Tại Điều 104 Luật Lâm Nghiệp 2017 có quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm lâm là;
(1) Nhiệm vụ của Kiểm lâm:
- Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống hành vi vi phạm pháp luật về lâm nghiệp, phòng cháy và chữa cháy rừng;
- Bảo vệ rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; phối hợp với cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ rừng thuộc sở hữu toàn dân chưa giao, chưa cho thuê;
- Tổ chức cảnh báo, dự báo nguy cơ cháy rừng; tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy và chữa cháy rừng, theo dõi diễn biến rừng hằng năm;
- Tổ chức đấu tranh phòng ngừa, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật trong bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, vận chuyển, kinh doanh, cất giữ, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật;
- Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án phòng cháy và chữa cháy rừng; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ bảo vệ rừng, phòng cháy và chữa cháy rừng cho chủ rừng;
- Tuyên truyền, vận động Nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; tổ chức lực lượng quần chúng bảo vệ rừng ở cơ sở;
- Thực hiện nhiệm vụ khác được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao theo quy định của pháp luật.
(2) Quyền hạn của Kiểm lâm:
- Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong thi hành công vụ theo quy định của pháp luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính; khởi tố, điều tra vi phạm pháp luật về lâm nghiệp theo quy định của pháp luật;
- Sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dụng, vũ khí, công cụ hỗ trợ và trang phục theo quy định của pháp luật.
Kiểm lâm có chức năng gì?
Tại Điều 103 Luật Lâm Nghiệp 2017 có quy định Kiểm lâm có chức năng sau:
- Là tổ chức có chức năng quản lý, bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về lâm nghiệp;
- Là lực lượng chuyên ngành về phòng cháy và chữa cháy rừng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết 2025 là bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 nghỉ vào thứ mấy?
- Nguyên tắc đăng ký xe quân sự là gì? Có những hình thức đăng ký nào từ ngày 1/1/2025?
- Chế độ của bí thư đoàn tại trường trung học mới nhất năm 2024?
- Công ty tặng lại hàng hóa được tặng cho có phải xuất hóa đơn hay không?
- Việc đóng góp kinh phí để xây dựng lại nhà chung cư được thực hiện theo nguyên tắc nào?