Thư tín dụng có chịu thuế GTGT không? Dự kiến thời hạn cấp tín dụng để phát hành thư tín dụng là bao lâu?
Thư tín dụng (L/C) có chịu thuế GTGT không?
Tại khoản 8 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 có quy định về đối tượng không chịu thuế GTGT như sau:
Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
...
8. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán sau đây:
a) Dịch vụ cấp tín dụng bao gồm: cho vay; chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác; bảo lãnh; cho thuê tài chính; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế; hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
...
Tại khoản 15 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 (còn hiệu lực đến 30/06/2024) có quy định về cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
15. Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản là việc cung ứng phương tiện thanh toán; thực hiện dịch vụ thanh toán séc, lệnh chi, ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu, thẻ ngân hàng, thư tín dụng và các dịch vụ thanh toán khác cho khách hàng thông qua tài khoản của khách hàng.
Tại Công văn 1606/TCT-DNL năm 2020 có hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ thư tín dụng (L/C) của các Tổ chức tín dụng như sau:
Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên, kể từ ngày 01/01/2011, khi Luật các Tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 có hiệu lực thi hành thì thư tín dụng (L/C) là hình thức cung ứng dịch vụ thanh toán, do vậy sẽ không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT theo quy định.
Như vậy, thư tín dụng (L/C) sẽ không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.
Bên cạnh đó, một số dịch vụ cấp tín dụng khác cũng không phải chịu thuế GTGT bao gồm:
- Cho vay;
- Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và các giấy tờ có giá khác;
- Bảo lãnh;
- Cho thuê tài chính;
- Phát hành thẻ tín dụng;
- Bao thanh toán trong nước;
- Bao thanh toán quốc tế;
- Hình thức cấp tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
Thư tín dụng (L/C) có chịu thuế GTGT không? (Hình từ Internet)
Đề xuất điều kiện đối với khách hàng được Ngân hàng xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng là gì?
Tại Điều 22 Dự thảo Thông tư quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng tại đây có đề xuất về điều kiện đối với khách hàng được Ngân hàng xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng như sau:
- Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật.
- Nhu cầu mở thư tín dụng để phục vụ hoạt động thanh toán mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp.
- Có phương án sử dụng vốn khả thi.
- Có khả năng tài chính để trả nợ.
Lưu ý: Ngân hàng chỉ xem xét, quyết định phát hành thư tín dụng cho khách hàng là người không cư trú khi khách hàng có đủ các điều kiện trên và là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động tại nước ngoài có vốn góp của doanh nghiệp Việt Nam dưới hình thức đầu tư trực tiếp ra nước ngoài theo quy định tại Luật Đầu tư 2020.
Dự kiến thời hạn cấp tín dụng để phát hành thư tín dụng là bao lâu?
Tại Điều 23 Dự thảo Thông tư quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng tại đây có đề xuất về thời hạn cấp tín dụng để phát hành thư tín dụng như sau:
Điều 23. Thời hạn cấp tín dụng để phát hành thư tín dụng
1. Ngân hàng và khách hàng thỏa thuận về thời hạn cấp tín dụng để phát hành thư tín dụng căn cứ vào ngày đáo hạn thư tín dụng, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồn vốn cấp tín dụng và thời hạn hoạt động còn lại của ngân hàng.
2. Đối với khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam, thời hạn cấp tín dụng để phát hành thư tín dụng không vượt quá thời hạn hoạt động hợp pháp còn lại của khách hàng; đối với cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cấp tín dụng để phát hành thư tín dụng không vượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.
3. Ngân hàng xem xét quyết định cấp tín dụng cho khách hàng theo thời hạn như sau:
a) Cấp tín dụng ngắn hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng tối đa 01 (một) năm;
b) Cấp tín dụng trung hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng trên 01 (một) năm và tối đa 05 (năm) năm;
c) Cấp tín dụng dài hạn là các khoản cấp tín dụng có thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng trên 05 (năm) năm.
Như vậy, dự kiến thời hạn cấp tín dụng để phát hành thư tín dụng là:
- Cấp tín dụng ngắn hạn: các khoản cấp tín dụng có thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng tối đa 01 năm;
- Cấp tín dụng trung hạn: các khoản cấp tín dụng có thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng trên 01 năm và tối đa 05 năm;
- Cấp tín dụng dài hạn: các khoản cấp tín dụng có thời hạn cấp tín dụng cho khách hàng trên 05 năm.
Lưu ý: Dự thảo Thông tư quy định về nghiệp vụ thư tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến thư tín dụng tại đây đang trong quá trình lấy ý kiến và chưa có hiệu lực thi hành.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?
- Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B được quy định như thế nào?