Đặc tính của anten đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6989-1-4:2010?

Cho tôi hỏi: Đặc tính của anten đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio được quy định như thế nào? Câu hỏi từ anh Bình An - đến từ Bình Dương

Đặc tính của anten đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6989-1-4:2010?

Căn cứ Tiểu mục 4.5 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6989-1-4:2010 quy định về đặc tính của anten như sau:

4. Anten để đo nhiễu bức xạ tần số rađiô
...
4.5.3. Đặc tính của anten
Vì ở các tần số trong dải từ 300 MHz đến 1 000 MHz, độ nhạy của anten lưỡng cực đơn giản là thấp nên có thể sử dụng anten phức tạp hơn. Anten này phải có đặc tính sau.
a) Anten phải phân cực tuyến tính, anten này phải được đánh giá bằng cách áp dụng qui trình thử nghiệm phân cực chéo ở 4.5.5.
b) Anten lưỡng cực cân bằng, như anten lưỡng cực có điều hưởng và anten hình nón kép, phải có tính năng của bộ biến đổi cân bằng/không cân bằng đã được kiểm tra hiệu lực, điều này phải được đánh giá bằng cách áp dụng qui trình thử nghiệm cân bằng ở 4.5.4. Điều này cũng áp dụng cho anten lai dưới 200 MHz.
...

Như vậy, đặc tính của anten đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio như sau:

Vì ở các tần số trong dải từ 300 MHz đến 1 000 MHz, độ nhạy của anten lưỡng cực đơn giản là thấp nên có thể sử dụng anten phức tạp hơn. Anten này phải có đặc tính sau.

- Anten phải phân cực tuyến tính, anten này phải được đánh giá bằng cách áp dụng qui trình thử nghiệm phân cực chéo.

- Anten lưỡng cực cân bằng, như anten lưỡng cực có điều hưởng và anten hình nón kép, phải có tính năng của bộ biến đổi cân bằng/không cân bằng đã được kiểm tra hiệu lực, điều này phải được đánh giá bằng cách áp dụng qui trình thử nghiệm cân bằng. Điều này cũng áp dụng cho anten lai dưới 200 MHz.

- Vị trí thử nghiệm có mặt phẳng nền dẫn được giả định. Biên độ của tín hiệu thu được sẽ giảm nếu một trong hai hoặc cả hai tín hiệu trực tiếp và tín hiệu phản xạ với đất từ EUT đến anten không đi vào búp chính của giản đồ phát xạ của anten tại đỉnh của nó. Đỉnh này thường theo hướng ngắm của anten.

Độ giảm biên độ được lấy làm sai số trong phát bức xạ, từ đó dung sai của độ không đảm bảo đo được dựa vào độ rộng búp sóng.

Phép đo phát xạ được thực hiện với anten phân cực ngang và phân cực thẳng đứng. Nếu anten được chọn để đo giản đồ bức xạ chỉ trong một mặt phẳng thì phải sử dụng các dạng hẹp hơn như sau: giản đồ của anten phải được kiểm tra xác nhận trong mặt phẳng nằm ngang trong khi anten có hướng để có phân cực ngang.

Đặc tính của anten đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6989-1-4:2010?

Đặc tính của anten đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6989-1-4:2010? (Hình từ Internet)

Sự đóng góp chủ yếu vào dòng điện CM của cáp anten đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio xuất phát từ đâu?

Căn cứ Tiết 4.5.4 Tiểu mục 4.5 Mục 4 TCVN 6989-1-4:2010 quy định về cân bằng anten như sau:

4.5.4. Cân bằng anten
4.5.4.1. Vấn đề chung
Trong phép đo phát bức xạ, dòng điện phương thức chung (CM) có thể xuất hiện trên cáp gắn với anten thu (cáp anten). Dòng điện CM này lại tạo ra trường điện từ, có thể được thu bởi anten thu. Do đó, các kết quả đo phát bức xạ có thể bị ảnh hưởng.
Sự đóng góp chủ yếu vào dòng điện CM của cáp anten xuất phát từ:
a) trường điện phát ra từ EUT, nếu trường điện này có thành phần song song với cáp anten, và
b) sự chuyển đổi tín hiệu anten (tín hiệu mong muốn) phương thức vi sai (DM) thành tín hiệu CM do sự không hoàn hảo của bộ chuyển đổi cân bằng/không cân bằng của anten thu.
Nói chung, anten giàn lưỡng cực theo chu kỳ loga không thể hiện sự chuyển đổi DM/CM đáng kể và áp dụng kiểm tra dưới đây cho các lưỡng cực, anten hình nón kép và anten lai.

Theo đó, sự đóng góp chủ yếu vào dòng điện CM của cáp anten đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio xuất phát từ:

- Trường điện phát ra từ EUT, nếu trường điện này có thành phần song song với cáp anten, và

- Sự chuyển đổi tín hiệu anten (tín hiệu mong muốn) phương thức vi sai (DM) thành tín hiệu CM do sự không hoàn hảo của bộ chuyển đổi cân bằng/không cân bằng của anten thu.

Môi trường tần số rađiô xung quanh của vị trí thử nghiệm đối với thiết bị đo và miễn nhiễm tần số radio được quy định như thế nào?

Căn cứ Tiết 5.2.4 Tiểu mục 5.2 Mục 5 TCVN 6989-1-4:2010, môi trường tần số rađiô xung quanh của vị trí thử nghiệm được quy định như sau:

Mức tần số rađiô xung quanh tại vị trí thử nghiệm phải đủ thấp so với mức của phép đo cần thực hiện. Chất lượng của vị trí về mặt này có thể được đánh giá theo bốn tiêu chí liệt kê dưới đây theo thứ tự ưu tiên:

- Phát xạ xung quanh là thấp hơn mức đo 6 dB hoặc hơn nữa;

- Một số phát xạ xung quanh nằm trong khoảng 6 dB của mức đo;

- Một số phát xạ xung quanh cao hơn mức đo, nhưng không theo chu kỳ (nghĩa là, có thời gian đủ dài giữa hai lần truyền để cho phép thực hiện phép đo) hoặc liên tục, nhưng chỉ trên các tần số giới hạn xác định được;

- Mức xung quanh cao hơn mức đo ở phần lớn dải tần số đo và xuất hiện liên tục.

Việc lựa chọn vị trí thử nghiệm cần đảm bảo duy trì được độ chính xác của phép đo, với môi trường cho trước và mức độ kỹ năng kỹ thuật sẵn có.

CHÚ THÍCH: Mức tần số rađiô xung quanh nhỏ hơn mức phát xạ đo được 20 dB hoặc nhiều hơn được coi là tối ưu.

Trân trọng!

Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Đồ chơi sử dụng điện phải đảm bảo khả năng chống ẩm theo TCVN 11332:2016 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc đóng gói đồ gỗ nội thất phải đảm bảo yêu cầu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5373:2020?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn trình tự lập đồ án quy hoạch xây dựng huyện theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4418:1987?
Hỏi đáp Pháp luật
Những đặc điểm chung của định danh DOI theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12198:2018?
Hỏi đáp Pháp luật
Thực hiện chiết dầu ra khỏi sản phẩm ngũ cốc dạng sợi ăn liền theo Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7879:2008 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức ưu tiên các đối tượng địa lý khi thể hiện trên bản đồ địa hình quốc gia tỷ lệ 1:250.000 theo Tiêu chuẩn quốc gia QCVN 74:2023/BTNMT?
Hỏi đáp Pháp luật
Phân tích bằng HPLC để xác định myo-inositol trong thức ăn công thức dành cho trẻ sơ sinh và thực phẩm dinh dưỡng cho người lớn theo TCVN 11912:2017 như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
07 Nguyên tắc trách nhiệm xã hội theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 26000:2013 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu chung khi xác định hàm lượng halofuginone trong thức ăn chăn nuôi theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10330:2014?
Hỏi đáp Pháp luật
Một số phương pháp gắn kết linh kiện điện tử lên lớp nền theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 10894-1:2015?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Nguyễn Thị Hiền
104 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào