Yêu cầu về trình độ đào tạo của Hiệu trưởng trường THCS công lập được quy định ra sao?
- Yêu cầu về trình độ đào tạo của Hiệu trưởng trường THCS công lập được quy định ra sao?
- Yêu cầu về kinh nghiệm của Hiệu trưởng trường THCS công lập được quy định ra sao?
- Cơ sở giáo dục phổ thông gồm những cơ sở nào?
- Một trường THCS công lập được có bao nhiêu hiệu trưởng?
- Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong trường THCS công lập là bao nhiêu?
Yêu cầu về trình độ đào tạo của Hiệu trưởng trường THCS công lập được quy định ra sao?
Căn cứ tại Tiểu mục 5.1 Mục 5 Bảng mô tả vị trí việc làm Hiệu trưởng Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về trình độ đào tạo của Hiệu trưởng trường THCS công lập như sau
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên hoặc có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm.
- Hiệu trưởng trường trung học cơ sở thuộc đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 hoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT.
Yêu cầu về trình độ đào tạo của Hiệu trưởng trường THCS công lập được quy định ra sao? (Hình từ Intermet)
Yêu cầu về kinh nghiệm của Hiệu trưởng trường THCS công lập được quy định ra sao?
Căn cứ tại Tiểu mục 5.1 Mục 5 Bảng mô tả vị trí việc làm Hiệu trưởng Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về kinh nghiệm của Hiệu trưởng trường THCS công lập như sau:
- Đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn).
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên tương ứng với cấp học được giao quản lý.
- Đạt chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục phổ thông.
Cơ sở giáo dục phổ thông gồm những cơ sở nào?
Căn cứ tại Điều 33 Luật Giáo dục phổ thông 2019 quy định về cơ sở giáo dục
Điều 33. Cơ sở giáo dục phổ thông
Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm:
1. Trường tiểu học;
2. Trường trung học cơ sở;
3. Trường trung học phổ thông;
4. Trường phổ thông có nhiều cấp học.
Như vậy, cơ sở giáo dục phổ thông gồm:
- Trường tiểu học;
- Trường trung học cơ sở;
- Trường trung học phổ thông;
- Trường phổ thông có nhiều cấp học.
Một trường THCS công lập được có bao nhiêu hiệu trưởng?
Căn cứ tại Điều 11 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý như sau:
Điều 11. Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
1. Hiệu trưởng: Mỗi trường được bố trí 01 hiệu trưởng.
2. Phó hiệu trưởng: Số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP.
Như vậy, đối với hiệu trưởng thì mỗi trường THCS chỉ được bố trí 01 hiệu trưởng.
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong trường THCS công lập là bao nhiêu?
Căn cứ tại Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT có quy định về định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp chuyên ngành như sau:
- Vị trí việc làm giáo viên trung học cơ sở:
+ Trường trung học cơ sở được bố trí tối đa 1,9 giáo viên/lớp;
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 2,20 giáo viên/lớp;
+ Trường trung học cơ sở sau khi tính số lượng học sinh/lớp theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT hoặc theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, nếu còn dư số lượng học sinh thì cứ 17 học sinh đối với trường thuộc vùng 1 hoặc 20 học sinh đối với trường thuộc vùng 2 hoặc 22 học sinh đối với trường thuộc vùng 3 được bố trí thêm 01 giáo viên;
+ Ngoài định mức quy định trên, mỗi trường trung học cơ sở, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí 01 giáo viên làm Tổng phụ trách Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
- Vị trí việc làm thiết bị, thí nghiệm: Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí 01 người.
- Vị trí việc làm giáo vụ:
+ Trường phổ thông dân tộc nội trú và trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở được bố trí tối đa 02 người;
+ Các trường trung học cơ sở còn lại được bố trí 01 người;
+ Trường hợp không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm;
+ Ngoài định mức quy định tại điểm a, điểm b Khoản 3 Điều 12 Thông tư 20/2023/TT-BGDĐT, trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú trung học cơ sở có thể hợp đồng thêm người để thực hiện nhiệm vụ quản lý học sinh; căn cứ quy mô, tính chất và điều kiện thực tế, các trường xác định số lượng hợp đồng lao động và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Vị trí việc làm tư vấn học sinh: Mỗi trường trung học cơ sở được bố trí 01 người. Trường hợp không bố trí được biên chế thì hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên kiêm nhiệm.
- Vị trí việc làm hỗ trợ giáo dục người khuyết tật:
+ Đối với trường dành cho người khuyết tật cấp trung học cơ sở: Cứ 15 học sinh khuyết tật thì được bố trí 01 người;
+ Đối với các trường trung học cơ sở có học sinh khuyết tật học hòa nhập: Trường có dưới 20 học sinh khuyết tật học hòa nhập thì được bố trí 01 người; trường có từ 20 học sinh khuyết tật học hòa nhập trở lên thì được bố trí tối đa 02 người;
+ Trường hợp không bố trí được biên chế thì bố trí hợp đồng lao động hoặc bố trí giáo viên, nhân viên kiêm nhiệm.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?