Công dân nước ngoài có được làm biên tập viên tại Việt Nam không?

Công dân nước ngoài có được làm biên tập viên tại Việt Nam không? Biên tập viên có các nhiệm vụ và quyền hạn gì? Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề biên tập như thế nào?

Công dân nước ngoài có được làm biên tập viên tại Việt Nam không?

Tại khoản 1 Điều 19 Luật Xuất bản 2012 quy định về tiêu chuẩn của biên tập viên như sau:

Điều 19. Tiêu chuẩn, nhiệm vụ và quyền hạn của biên tập viên
1. Tiêu chuẩn của biên tập viên:
a) Là công dân Việt Nam; thường trú tại Việt Nam; có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên;
c) Hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông;
d) Có chứng chỉ hành nghề biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
...

Theo quy định thì một trong những tiêu chuẩn của biên tập viên đó là biên tập viên phải là công dân Việt Nam.

Do đó, trường hợp người không phải là công dân Việt Nam sẽ không được làm biên tập viên tại Việt Nam. Như vậy, công dân nước ngoài không thể làm biên tập viên tại Việt Nam.

Công dân nước ngoài có được làm biên tập viên không?

Công dân nước ngoài có được làm biên tập viên tại Việt Nam không? (Hình từ Internet)

Biên tập viên có các nhiệm vụ và quyền hạn gì?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Luật Xuất bản 2012 thì biên tập viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:

- Thực hiện biên tập bản thảo;

- Được từ chối biên tập bản thảo tác phẩm, tài liệu mà nội dung có dấu hiệu vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Xuất bản 2012 và phải báo cáo với tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập nhà xuất bản bằng văn bản;

- Đứng tên trên xuất bản phẩm do mình biên tập;

- Tham gia các lớp tập huấn định kỳ kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tổ chức;

- Không được để lộ, lọt nội dung tác phẩm, tài liệu xuất bản trước khi phát hành làm ảnh hưởng đến quyền lợi của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả;

- Chịu trách nhiệm trước tổng biên tập nhà xuất bản và trước pháp luật về phần nội dung xuất bản phẩm do mình biên tập.

Hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề biên tập như thế nào?

Theo quy định tại Điều 20 Luật Xuất bản 2012 thì hồ sơ, thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập

Hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập bao gồm:

- Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề biên tập theo mẫu quy định;

- Sơ yếu lý lịch theo mẫu quy định;

- Bản sao có chứng thực văn bằng;

- Giấy chứng nhận đã hoàn thành khóa bồi dưỡng kiến thức pháp luật xuất bản, nghiệp vụ biên tập do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.

Bước 2: Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông cấp chứng chỉ hành nghề biên tập; trường hợp không cấp chứng chỉ phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong trường hợp nào?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 20 Luật Xuất bản 2012 thì chứng chỉ hành nghề biên tập bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:

- Biên tập viên có xuất bản phẩm do mình biên tập bị cấm lưu hành, thu hồi, tịch thu, tiêu hủy;

- Biên tập viên trong 01 năm có hai xuất bản phẩm hoặc trong 02 năm liên tục có xuất bản phẩm do mình biên tập sai phạm về nội dung mà bị buộc phải sửa chữa mới được phát hành;

- Biên tập viên bị kết án bằng bản án có hiệu lực pháp luật của tòa án.

Trình tự, thủ tục, cách thức cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập như thế nào?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 01/2020/TT-BTTTT được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Thông tư 23/2023/TT-BTTTT thì trình tự, thủ tục, cách thức cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập được thực hiện như sau:

Bước 1: Nộp hồ sơ

Sau 02 năm, kể từ ngày bị thu hồi chứng chỉ hành nghề biên tập, biên tập viên được đề nghị Cục Xuất bản, In và Phát hành cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập. Đơn đề nghị cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập theo Mẫu số 05 gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến đến Cục Xuất bản, In và Phát hành;

Bước 2: Cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập

Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cục Xuất bản, In và Phát hành hoàn thành việc cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập cho biên tập viên; trường hợp không cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

Biên tập viên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Biên tập viên
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 07/11/2024, tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức biên tập viên hạng 3 lên hạng 2 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện xét thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 1 từ ngày 07/11/2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Viên chức xét thăng hạng biên tập viên hạng 2 lĩnh vực xuất bản phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 3 bao lâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên tập viên hạng 1 trong lĩnh vực xuất bản có phải hướng dẫn nghiệp vụ cho biên tập viên hạng thấp hơn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên tập viên của cơ quan báo chí có được xét cấp thẻ nhà báo hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Công dân nước ngoài có được làm biên tập viên tại Việt Nam không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa đổi thủ tục cấp lại chứng chỉ hành nghề biên tập từ ngày 01/5/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên tập viên hạng 3 áp dụng hệ số lương là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Biên tập viên hạng 2 phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất tiêu chuẩn xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp biên tập viên hạng 1 theo Dự thảo mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Biên tập viên
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
339 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào