Cây giống bơ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9301:2013?
Cây giống bơ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9301:2013?
Căn cứ Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9301:2013 quy định yêu cầu kỹ thuật của cây giống bơ như sau:
[1] Yêu cầu đối với bầu cây
- Giá thể ruột bầu:
+ Thành phần giá thể ruột bầu gồm: 80 % đất mặt tơi xốp + 20 % phân hữu cơ hoai mục (tính theo khối lượng) và bổ sung khoảng 15 gam phân lân; hoặc có thể sử dụng các loại vật liệu khác như xơ dừa, trấu hun…
+ Trước hoặc sau khi đóng bầu và trước khi gieo hạt làm gốc ghép, giá thể ruột bầu cần được xử lý bằng thuốc trừ nấm.
- Túi bầu:
+ Túi làm bằng nhựa dẻo Polyetylen (PE), dày 0,2 mm, có màu tối hoặc màu đen; kích thước (14 cm đến 16 cm) x (28 cm đến 34 cm).
+ Mỗi túi có từ 12 đến 16 lỗ thoát nước có đường kính từ 0,6 cm đến 0,8 cm, được phân bố đều ở nửa dưới của bầu.
- Quy cách bầu:
+ Hỗn hợp vật liệu ruột bầu chiếm gần hết thể tích túi bầu, thấp hơn mép bầu khoảng 1 cm và được nén chặt vừa phải trước khi gieo hạt làm gốc ghép.
+ Lưng bầu không nhăn nhúm hoặc bị gẫy gập.
[2] Yêu cầu đối với gốc ghép
- Giống làm gốc ghép:
+ Giống làm gốc ghép là giống trồng tại địa phương, có khả năng tiếp hợp tốt với giống cho chồi ghép và chống chịu tốt với sâu bệnh.
+ Hạt gieo để làm gốc ghép phải có kích cỡ lớn, lấy từ quả đã già, chín và không còn dính thịt quả. Không lấy hạt từ quả bị bệnh hoặc quả rụng trên nền đất vườn có cây bệnh.
- Tiêu chuẩn cây gốc ghép:
+ Hình thái chung: Cây khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Vỏ thân không có vết trầy xước phạm vào phần gỗ. Phần thân từ vị trí ghép trở xuống gốc và cổ rễ phải thẳng và không có chồi phát sinh
+ Bộ lá: Có từ 6 đến 7 lá trưởng thành, các lá có màu xanh đậm
+ Đường kính thân: Từ 0,6 cm đến 1,0 cm, được đo tại vị trí cách mặt bầu 20 cm
+ Chiều cao: Từ 30 cm trở lên, được đo từ mặt bầu tới ngọn
+ Tuổi cây: Từ 3 đến 5 tháng kể từ ngày gieo hạt
[3] Yêu cầu đối với cây lấy chồi ghép
- Cây lấy chồi ghép phải là cây đầu dòng hoặc cây trong vườn cây đầu dòng, được chăm sóc tốt, không bị sâu bệnh hại.
- Trước thời điểm lấy chồi ghép 20 ngày, không bón phân cho cây.
[4] Yêu cầu về chồi ghép
- Chồi thuần thục (bánh tẻ) lấy ở phần ngoài tán trên cây đầu dòng hoặc cây trên vườn cây đầu dòng. Không lấy chồi trên cây trong khoảng thời gian trước khi nở hoa 2 tháng.
- Sau khi cắt, chồi được xử lý bằng cách cắt bớt phần cuống lá sát thân chồi, tránh cho chồi không bị trầy xước.
- Sau khi xử lý đem chồi đi ghép ngay. Trường hợp phải bảo quản, có thể để chồi trong giấy ẩm và đặc trong thùng xốp nhưng không quá 72h.
[5] Tiêu chuẩn cây giống xuất vườn
- Hình thái chung:
+ Cây sinh trưởng khỏe, thân cây thẳng và vững chắc; vỏ cây không bị tổn thương cơ giới phạm vào phần gỗ.
+ Không có chồi vượt ở phần gốc ghép. Vết ghép đã liền và tiếp hợp tốt.
+ Cây giống phải sạch sâu bệnh, mặt bầu không có cỏ dại.
- Vị trí vết ghép: Cách mặt bầu từ 15 cm đến 20 cm
- Bộ lá: Phân thân ghép đã có ít nhất 6 lá; lá ngọn đã thuần thục, cứng cáp. Lá có kích thước và hình dạng đặc trưng của giống
- Đường kính thân trên 0,6cm
- Chiều cao từ 40 cm đến 60 cm
- Tuổi cây: Từ 3 đến 4 tháng kể từ ngày ghép
Cây giống bơ phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9301:2013? (Hình từ Internet)
Phương pháp kiểm tra cây giống bơ như thế nào?
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9301:2013 quy định phương pháp kiểm tra cây giống bơ như sau:
- Việc lấy mẫu kiểm tra phải do người lấy mẫu do cơ quan có thẩm quyền chỉ định thực hiện.
- Số lượng cây giống lấy mẫu để kiểm tra mỗi chỉ tiêu do người lấy mẫu quyết định.
- Phương pháp kiểm tra các chỉ tiêu của cây giống xuất vườn được quy định như sau:
Trên nhãn cây giống bơ phải có các thông tin nào?
Căn cứ Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9301:2013 quy định yêu cầu ghi nhãn:
5 Yêu cầu ghi nhãn
5.1 Vật liệu làm nhãn
Vật liệu của nhãn phải có đặc tính chống thấm ướt, không quá cứng tạo nguy cơ làm trầy xước các bộ phận của cây.
5.2 Ghi nhãn
Trên nhãn phải bao gồm các thông tin sau:
- Tên giống, các chỉ tiêu chất lượng chính,
Mã hiệu nguồn giống,
Mã hiệu lô giống,
Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất,
Ngày kiểm định,
Người kiểm định cây giống và
- Ngày xuất vườn và thời hạn sử dụng.
5.3 Vị trí nhãn
Mã hiệu nguồn giống, mã hiệu lô giống, tên và địa chỉ cơ sở sản xuất có thể được in trên túi bầu hoặc trên đai buộc gắn trên phần gốc của từng cây giống. Các thông tin về ngày kiểm định, tên người kiểm định cây giống và thời vụ trồng ghi trên đại buộc gắn trên phần gốc của từng cây giống khi cây giống đạt các yêu cầu kỹ thuật nêu trong mục 3.5.
Theo đó, trên nhãn cây giống bơ phải có các thông tin sau:
- Tên giống, các chỉ tiêu chất lượng chính
- Mã hiệu nguồn giống
- Mã hiệu lô giống
- Tên và địa chỉ cơ sở sản xuất
- Ngày kiểm định
- Người kiểm định cây giống
- Ngày xuất vườn và thời hạn sử dụng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?