Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng thì có được đăng ký dự thi tuyển viên chức lại hay không?
Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng thì có được đăng ký dự thi tuyển viên chức lại hay không?
Căn cứ quy định khoản 1 Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP quy định về các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức như sau:
Điều 40. Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
1. Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc
a) Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc thì không được hưởng chế độ thôi việc nhưng được cơ quan bảo hiểm xã hội xác nhận thời gian làm việc đã đóng bảo hiểm xã hội để thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật.
b) Đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền quản lý viên chức lưu giữ hồ sơ viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc có trách nhiêm cung cấp bản sao hồ sơ lý lịch và nhận xét quá trình công tác (có xác nhận) khi viên chức bị xử lý kỷ luật có yêu cầu.
c) Sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước. Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
...
Như vậy, theo quy định thì sau 12 tháng, kể từ ngày quyết định kỷ luật buộc thôi việc có hiệu lực, viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc được quyền đăng ký dự tuyển vào các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước.
Trường hợp bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng, tham ô hoặc vi phạm đạo đức công vụ thì không được đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
Do đó, trong trường hợp viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng thì không được phép đăng ký dự tuyển vào vị trí công tác có liên quan đến nhiệm vụ đã đảm nhiệm.
Viên chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc do tham nhũng thì có được đăng ký dự thi tuyển viên chức lại hay không? (Hình từ Internet)
Tội phạm tham nhũng gồm các loại tội phạm nào?
Căn cứ quy định Mục 1 Chương 23 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về các loại tội phạm tham nhũng như sau:
Tội tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 355 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm s khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ quy định tại Điều 357 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm s khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi quy định tại Điều 358 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm r khoản 1 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Tội giả mạo trong công tác quy định tại Điều 359 Bộ luật Hình sự 2015 bị thay thế bởi điểm t khoản 2 và bãi bỏ bởi khoản 3 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017
Phạm tội tham nhũng có bị tử hình không?
Căn cứ quy định Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hình phạt tử hình như sau:
Tử hình
1. Tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật này quy định.
.....
Như vậy, theo quy định thì tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định.
Do đó, đó trong trường hợp người phạm tội thuộc các tội phạm tham nhũng và hành vi phạm tội thuộc khung định tội là tử hình thì người phạm tội có thể bị áp dụng hình phạt là tử hình.
Cụ thể có 2 tội thuộc nhóm tội phạm về tham nhũng có hình phạt cao nhất là tử hình là tội tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015, tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người có giấy phép lái xe hạng A2 được điều khiển loại xe nào từ 01/01/2025?
- Địa chỉ Học viện Tòa án ở đâu? Học viện Tòa án có mã trường là gì?
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Khi nào chứng thư thẩm định giá hết hạn? Chứng thư thẩm định giá không bắt buộc cập nhật vào CSDL quốc gia trong trường hợp nào?
- Thời hạn bình ổn giá hàng hóa dịch vụ bao lâu? Gia hạn thời gian bình ổn giá hàng hóa dịch vụ được không?