Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng sau đó Tòa án kết luận là oan thì có được trở về vị trí cũ không?
Cơ quan nào có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức?
Căn cứ theo Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP có quy định về thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức như sau:
Thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức
1. Đối với cán bộ
Cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ theo phân cấp quản lý cán bộ.
2. Đối với công chức
a) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện;
b) Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện
3. Đối với viên chức
Thẩm quyền và trách nhiệm đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 43 Luật Viên chức.
Như vậy, cơ quan có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ là cấp có thẩm quyền quản lý cán bộ thực hiện việc đánh giá, xếp loại chất lượng theo phân cấp quản lý cán bộ.
Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng sau đó Tòa án kết luận là oan thì có được trở về vị trí cũ không? (Hình từ Internet)
Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng sau đó Tòa án kết luận là oan thì có được trở về vị trí cũ không?
Căn cứ theo Điều 40 Nghị định 112/2020/NĐ-CP ban hành về các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức như sau:
Các quy định liên quan sau khi có quyết định kỷ luật đối với viên chức
...
3. Viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức, buộc thôi việc, sau đó được cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền hoặc Tòa án kết luận là oan, sai mà vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hợp.
4. Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo kết luận việc xử lý kỷ luật viên chức tiến hành không đúng quy định về áp dụng hình thức kỷ luật, trình tự, thủ tục và thẩm quyền xử lý kỷ luật thì cấp có thẩm quyền đã ký quyết định kỷ luật phải ra quyết định hủy bỏ quyết định xử lý kỷ luật; đồng thời đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền xử lý kỷ luật phải tiến hành xem xét xử lý kỷ luật viên chức theo đúng quy định tại Nghị định này.
Như vậy, theo quy định trên thì viên chức bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức nhưng sau đó Tòa án kết luận là bị oan thì sẽ được trở về vị trí, chức vụ cũ để làm việc, công tác.
Trường hợp vị trí công tác cũ đã bố trí người khác thay thế, thì người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có thẩm quyền có trách nhiệm bố trí vào vị trí công tác, chức vụ quản lý phù hợp, tương đương.
Thời hiệu xử lý kỷ luật đối với viên chức quy định như thế nào?
Theo Điều 5 Nghị định 112/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 71/2023/NĐ-CP quy định về thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật, cụ thể như sau:
Thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì cán bộ, công chức, viên chức, người đã nghỉ việc, nghỉ hưu có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật. Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm. Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
2. Xác định thời điểm có hành vi vi phạm:
a) Đối với hành vi vi phạm xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm chấm dứt.
b) Đối với hành vi vi phạm chưa chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm phát hiện.
c) Đối với hành vi vi phạm không xác định được thời điểm chấm dứt thì thời điểm có hành vi vi phạm được tính từ thời điểm có kết luận của cấp có thẩm quyền.
...
Như vậy, thời hiệu xử lý kỷ luật đối với viên chức là thời hạn mà khi hết thời hạn đó thì viên chức có hành vi vi phạm không bị xử lý kỷ luật.
Thời hiệu xử lý kỷ luật được tính từ thời điểm có hành vi vi phạm.
Trường hợp có hành vi vi phạm mới trong thời hạn để tính thời hiệu xử lý kỷ luật theo quy định thì thời hiệu xử lý kỷ luật đối với hành vi vi phạm cũ được tính lại kể từ thời điểm xảy ra hành vi vi phạm mới.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề thi kèm đáp án môn sinh học đề minh họa đánh giá năng lực 2025 Đại học Sư phạm Hà Nội chi tiết, đầy đủ?
- Bảo hiểm xã hội Việt Nam phê duyệt đề án kết nối, xác thực và chuẩn hóa cơ sở dữ liệu quốc gia về Bảo hiểm?
- Pháp nhân vi phạm hành chính có được ủy quyền cho nhân viên của mình ký biên bản vi phạm hành chính không?
- Để hành nghề luật sư tại Việt Nam thì cần đáp ứng những tiêu chuẩn, điều kiện gì?
- Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?