Người dưới 18 tuổi có hành vi bạo lực học đường có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bạo lực học đường là gì? Các hành vi nào là bạo lực học đường?
Căn cứ khoản 5 Điều 2 Nghị định 80/2017/NĐ-CP quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
5. Bạo lực học đường là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại thân thể, sức khỏe; lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của người học xảy ra trong cơ sở giáo dục hoặc lớp độc lập.
Theo quy định trên, bạo lực học đường là những hành vi gây tổn hại về thể chất, tinh thần, danh dự, nhân phẩm của học sinh xảy ra trong môi trường giáo dục. Bao gồm các hành vi như:
[1] Đánh đập, xô đẩy, ném đồ vật
- Dùng tay chân, vật dụng để đánh đập, gây tổn thương cho người khác.
- Cưỡng ép, bắt nạt người khác làm những việc trái ý muốn.
[2] Lăng mạ, chửi bới, xúc phạm
- Dùng lời nói, cử chỉ để chửi bới, sỉ nhục, xúc phạm người khác.
- Lan truyền tin đồn thất thiệt, thông tin sai lệch nhằm hạ thấp uy tín, danh dự của người khác.
[3] Cô lập, tẩy chay, đe dọa
- Cố ý tạo ra sự xa lánh, cô lập người khác khỏi tập thể.
- Dùng lời nói, hành động để xua đuổi, ngăn cản người khác tham gia các hoạt động chung.
[4] Xâm hại thân thể, sức khỏe:
- Sàm sỡ, đụng chạm cơ thể người khác trái phép.
- Cố ý làm tổn thương, gây thương tích cho người khác.
[5] Bắt nạt qua mạng
Sử dụng mạng xã hội, tin nhắn để lăng mạ, xúc phạm, tung tin đồn thất thiệt,...
Bạo lực học đường có thể xảy ra giữa học sinh với nhau, giữa giáo viên với học sinh, hoặc giữa nhân viên nhà trường với học sinh.
Người dưới 18 tuổi có hành vi bạo lực học đường có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? (Hình từ Internet)
Bạo lực học đường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội gì?
Căn cứ Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
...
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội làm nhục người khác:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
...
Căn cứ Điều 156 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội vu khống:
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
...
Theo quy định trên, bạo lực học đường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội sau đây, tùy thuộc vào hành vi, hậu quả thực tế xảy ra:
[1] Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Người nào có hành vi bạo lực học đường nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% trở lên hoặc dưới 11% trong các trường hợp sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác:
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
- Đối với người dưới 16 tuổi;
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm hoặc tù chung thân.
[2] Tội làm nhục người khác
Người nào có hành vi bạo lực học đường bằng hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm nhục người khác.
người phạm tội làm nhục người khác thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm.
[3] Tội vu khống
Người nào có hành vi bạo lực học đường trong đó có hành vi sau thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự tội vu khống:
- Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
- Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Người phạm tội vu khống thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm.
Người dưới 18 tuổi có hành vi bạo lực học đường có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tuổi chịu trách nhiệm hình sự:
Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.
Theo quy định trên, người dưới 18 tuổi và từ đủ 16 tuổi trở lên có hành vi bạo lực học đường nếu thỏa mãn các dấu hiệu định tội như đã phân tích ở trên thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội tương ứng.
Người dưới 16 tuổi và từ đủ 14 tuổi trở lên có hành vi bạo lực học đường bằng hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này nếu thuộc trường hợp tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?