Xe đạp xếp hàng hóa trên xe vượt giới hạn cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Quy định kích thước xếp hàng hóa trên xe đạp như thế nào? Xe đạp xếp hàng hóa trên xe vượt giới hạn cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Quy định kích thước giới hạn cho phép xếp hàng hóa trên xe đạp như thế nào?

Căn cứ theo khoản 19 Điều 3 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
...
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
...

Căn cứ theo khoản 5 Điều 19 Thông tư 46/2015/TT-BGTVT có quy định như sau:

Điều 19. Chiều rộng và chiều dài xếp hàng hóa trên phương tiện giao thông đường bộ khi lưu thông trên đường bộ
1. Chiều rộng xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là chiều rộng của thùng xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
2. Chiều dài xếp hàng hóa cho phép trên phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không được lớn hơn 1,1 lần chiều dài toàn bộ của xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và không lớn hơn 20,0 mét. Khi chở hàng hóa có chiều dài lớn hơn chiều dài của thùng xe phải có báo hiệu theo quy định và phải được chằng buộc chắc chắn, bảo đảm an toàn khi tham gia giao thông trên đường bộ.
3. Xe chở khách không được phép xếp hàng hóa, hành lý nhô ra quá kích thước bao ngoài của xe.
4. Xe mô tô, xe gắn máy không được xếp hàng hóa, hành lý vượt quá bề rộng giá đèo hàng theo thiết kế của nhà sản xuất về mỗi bên 0,3 mét, vượt quá phía sau giá đèo hàng là 0,5 mét. Chiều cao xếp hàng hóa tính từ mặt đường xe chạy không vượt quá 1,5 mét.
5. Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.

Xe đạp được phân loại vào nhóm phương tiện giao thông thô sơ đường bộ, hay còn được gọi là xe thô sơ.

Theo đó, người đi xe đạp phải đảm bảo kích thước giới hạn cho phép xếp hàng hóa trên xe đạp như sau:

- Không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét;

- Không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.

Xe đạp xếp hàng hóa trên xe vượt giới hạn cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Xe đạp xếp hàng hóa trên xe vượt giới hạn cho phép bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Xe đạp xếp hàng hóa trên xe vượt giới hạn cho phép bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo điểm p khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
h) Người điều khiển xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù), điện thoại di động; chở người ngồi trên xe đạp, xe đạp máy sử dụng ô (dù);
i) Điều khiển xe thô sơ đi ban đêm không có báo hiệu bằng đèn hoặc vật phản quang;
k) Để xe ở lòng đường đô thị, hè phố trái quy định của pháp luật; đỗ xe ở lòng đường đô thị gây cản trở giao thông, đỗ xe trên đường xe điện, đỗ xe trên cầu gây cản trở giao thông;
l) Không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2, điểm b khoản 3 Điều 49 Nghị định này;
m) Dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông;
n) Không nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên, đường chính từ bất kỳ hướng nào tới tại nơi đường giao nhau;
o) Xe đạp, xe đạp máy, xe xích lô chở quá số người quy định, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu;
p) Xếp hàng hóa vượt quá giới hạn quy định, không bảo đảm an toàn, gây trở ngại giao thông, che khuất tầm nhìn của người điều khiển;
...

Như vậy, người đi xe đạp xếp hàng hóa trên xe vượt giới hạn cho phép sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.

Người đi xe đạp chở tối đa mấy người trên xe khi tham gia giao thông?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 31 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định như sau:

Điều 31. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp, người điều khiển xe thô sơ khác
1. Người điều khiển xe đạp chỉ được chở một người, trừ trường hợp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.
Người điều khiển xe đạp phải thực hiện quy định tại khoản 3 Điều 30 của Luật này; người ngồi trên xe đạp khi tham gia giao thông phải thực hiện quy định tại khoản 4 Điều 30 của Luật này.
2. Người điều khiển, người ngồi trên xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
3. Người điều khiển xe thô sơ khác phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường.
4. Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.

Theo quy định này, khi tham gia giao thông thì người đi xe đạp chỉ được chở một người trên xe.

Trường hợp người đi xe đạp chở thêm một trẻ em dưới 7 tuổi thì được chở tối đa hai người.

Trân trọng!

Phương tiện giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Phương tiện giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đơn đề nghị cấp/đổi/cấp lại giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh từ 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 53/2024/TT-BGTVT quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ và dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường?
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn xác định năm sản xuất của xe 2024? Cấp chứng nhận đăng ký xe trong vòng mấy ngày?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về thẻ đầu cuối gắn trên các phương tiện theo Nghị định 119?
Hỏi đáp Pháp luật
Thẻ đầu cuối là gì? Mỗi phương tiện được gắn tối đa mấy thẻ đầu cuối tại một thời điểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Gương chiếu hậu của xe mô tô 2 bánh có tác dụng gì? Quy định về kích thước gương chiếu hậu 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề xuất xe ô tô chở trẻ em mầm non, học sinh sơn màu vàng đậm?
Hỏi đáp Pháp luật
03 trường hợp xe quá khổ, quá tải trọng được cấp giấy phép lưu hành trên đường bộ từ 01/01/2025?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Phương tiện giao thông
Nguyễn Thị Kim Linh
4,628 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào