Phân hiệu trường đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Phân hiệu trường đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Căn cứ Điều 21 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi khoản 15 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về tư cách pháp nhân của phân hiệu trường đại học như sau:
Điều 21. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học
1. Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam được quy định như sau:
a) Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thuộc cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục đại học, không có tư cách pháp nhân, được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của cơ sở giáo dục đại học, phù hợp với quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học;
b) Phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thực hiện một phần chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục đại học theo chỉ đạo, điều hành của hiệu trưởng cơ sở giáo dục đại học; báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt phân hiệu về các hoạt động liên quan đến thẩm quyền quản lý của địa phương;
c) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của phân hiệu của cơ sở giáo dục đại học Việt Nam tại Việt Nam thực hiện theo quy chế tổ chức và hoạt động của cơ sở giáo dục đại học.
...
Như vậy, phân hiệu trường đại học Việt Nam tại Việt Nam không có tư cách pháp nhân và thuộc cơ cấu tổ chức của trường đại học. Phân hiệu trường đại học sẽ được thành lập ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác với nơi đặt trụ sở chính của trường đại học.
Phân hiệu trường đại học Việt Nam tại Việt Nam có tư cách pháp nhân không? (Hình từ Internet)
Phân hiệu trường đại học được hoạt động đào tạo khi đủ các điều kiện nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 93 Nghị định 46/2017/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Nghị định 135/2018/NĐ-CP, Điều 2 Nghị định 135/2018/NĐ-CP quy định về điều kiện để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo như sau:
Điều 93. Điều kiện, thủ tục để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo
1. Điều kiện để phân hiệu của trường đại học hoạt động đào tạo:
b) Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động theo quy định. Địa điểm xây dựng phân hiệu phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập phân hiệu đã cam kết;
c) Có chương trình đào tạo đối với các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (trừ những ngành và chuyên ngành mà trường đại học xin phép thành lập phân hiệu đã được phép đào tạo) và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
d) Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục;
đ) Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của phân hiệu;
e) Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của phân hiệu.
Như vậy, phân hiệu trường đại học được hoạt động đào tạo khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị đáp ứng yêu cầu hoạt động;
- Địa điểm xây dựng phân hiệu phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, nhà giáo, cán bộ quản lý và nhân viên theo nội dung tại đề án thành lập phân hiệu đã cam kết;
- Có chương trình đào tạo đối với các ngành hoặc chuyên ngành đào tạo (trừ những ngành và chuyên ngành mà trường đại học xin phép thành lập phân hiệu đã được phép đào tạo) và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
- Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành, nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục;
- Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động;
- Có quy chế tổ chức, hoạt động và quy chế tài chính nội bộ của phân hiệu.
Cơ cấu tổ chức của trường đại học được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 14 Luật Giáo dục đại học 2012 sửa đổi bởi điểm c khoản 2 Điều 77 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, khoản 8 Điều 1 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 quy định về cơ cấu tổ chức của trường đại học như sau:
Điều 14. Cơ cấu tổ chức của trường đại học
1. Cơ cấu tổ chức của trường đại học bao gồm:
a) Hội đồng trường đại học, hội đồng học viện (sau đây gọi chung là hội đồng trường);
b) Hiệu trưởng trường đại học, giám đốc học viện (sau đây gọi chung là hiệu trưởng trường đại học); phó hiệu trưởng trường đại học, phó giám đốc học viện (sau đây gọi chung là phó hiệu trưởng trường đại học);
c) Hội đồng khoa học và đào tạo; hội đồng khác (nếu có);
d) Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
đ) Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
...
Như vậy, cơ cấu tổ chức của trường đại học hiện nay bao gồm các thành phần sau:
- Hội đồng trường đại học;
- Hiệu trưởng trường đại học, phó hiệu trưởng trường đại học;
- Hội đồng khoa học và đào tạo và hội đồng khác (nếu có);
- Khoa, phòng chức năng, thư viện, tổ chức khoa học và công nghệ, tổ chức phục vụ đào tạo khác;
- Trường, phân hiệu, viện nghiên cứu, cơ sở dịch vụ, doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh và đơn vị khác (nếu có) theo nhu cầu phát triển của trường đại học.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?