Đề xuất bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm nào trong lĩnh vực việc làm theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi?

Theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi thì có đề xuất bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm nào trong lĩnh vực việc làm là hành vi nào?

Đề xuất bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm nào trong lĩnh vực việc làm theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi?

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang xây dựng Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi, trong đó có đề xuất bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm.

Theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi đã đề xuất bổ sung 03 hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực việc làm gồm có:

- Lợi dụng giao dịch việc làm điện tử xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

- Chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm thất nghiệp; chiếm dụng tiền hưởng bảo hiểm thất nghiệp; sử dụng quỹ bảo hiểm thất nghiệp không đúng quy định pháp luật; truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về bảo hiểm thất nghiệp; thông đồng, móc nối, bao che, cản trở cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi vi phạm pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp; báo cáo sai sự thật; cung cấp thông tin không chính xác về bảo hiểm thất nghiệp; xuyên tạc về chính sách bảo hiểm thất nghiệp.

- Truy cập, khai thác, cung cấp trái pháp luật cơ sở dữ liệu về lao động; Báo cáo sai sự thật; Cung cấp thông tin không chính xác về tình trạng việc làm.

Lưu ý: Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi vẫn đang trong quá trình lấy ý kiến chưa có văn bản chính thức.

Đề xuất bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm nào trong lĩnh vực việc làm theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi?

Đề xuất bổ sung các hành vi bị nghiêm cấm nào trong lĩnh vực việc làm theo Dự thảo Luật Việc làm sửa đổi? (Hình từ Internet)

Nhà nước có những chính sách nào hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm?

Căn cứ theo Điều 5 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Điều 5. Chính sách của Nhà nước về việc làm
1. Có chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.
2. Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.
3. Có chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
4. Có chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.
5. Có chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.
6. Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Theo đó, Nhà nước có những chính sách hỗ trợ người lao động trong lĩnh vực việc làm là:

- Chính sách phát triển kinh tế - xã hội nhằm tạo việc làm cho người lao động, xác định mục tiêu giải quyết việc làm trong chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; bố trí nguồn lực để thực hiện chính sách về việc làm.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia tạo việc làm và tự tạo việc làm có thu nhập từ mức lương tối thiểu trở lên nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, phát triển thị trường lao động.

- Chính sách hỗ trợ tạo việc làm, phát triển thị trường lao động và bảo hiểm thất nghiệp.

- Chính sách đánh giá, cấp chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia gắn với việc nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

- Chính sách ưu đãi đối với ngành, nghề sử dụng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hoặc sử dụng nhiều lao động phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội.

- Hỗ trợ người sử dụng lao động sử dụng nhiều lao động là người khuyết tật, lao động nữ, lao động là người dân tộc thiểu số.

Người lao động có được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm không?

Căn cứ theo Điều 13 Luật Việc làm 2013 quy định như sau:

Điều 13. Điều kiện vay vốn
1. Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
b) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Có bảo đảm tiền vay.
2. Đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tự tạo việc làm hoặc thu hút thêm lao động có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
3. Chính phủ quy định mức vay, thời hạn, lãi suất cho vay, trình tự, thủ tục vay vốn và điều kiện bảo đảm tiền vay.

Dẫn chiếu đến quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Luật Việc làm 2013 như sau:

Điều 12. Đối tượng vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm
1. Đối tượng được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm bao gồm:
a) Doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh;
b) Người lao động.
...

Như vậy, người lao động thuộc diện được vay vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định.

Trân trọng!

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Kim Linh
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào