Công ty phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm có được trừ khi tính thuế TNDN?

Công ty phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm có được trừ khi tính thuế TNDN?

Công ty phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm có được trừ khi tính thuế TNDN?

Hiện nay không có quy định pháp luật nào giải thích về thuật ngữ tỷ giá hối đoái, tuy nhiên theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 179/2012/TT-BTC (hết hiệu lực từ ngày 10/12/2012) giải thích về tỷ giá hối đoái như sau:

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Các từ ngữ sử dụng trong Thông tư này được hiểu như sau:
...
3. “Tỷ giá hối đoái” là tỷ lệ trao đổi giữa hai đơn vị tiền tệ (sau đây gọi tắt là tỷ giá).

Căn cứ tại khoản 9 Điều 7 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 5 Thông tư 96/2015/TT-BTC cũng quy định như sau:

Thu nhập khác
...
9. Thu nhập từ chênh lệch tỷ giá, được xác định cụ thể như sau:
Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì:
- Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí tài chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác khi xác định thu nhập chịu thuế.
...

Theo đó, tại Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
....
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
...
2.21. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).
...

Căn cứ các quy định nêu trên, trường hợp công ty có phát sinh khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm đối với các khoản mục tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ thì khoản chi phí này không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.

Công ty phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm có được trừ khi tính thuế TNDN?

Công ty phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái cuối năm có được trừ khi tính thuế TNDN? (Hình từ Internet)

Nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở đâu?

Theo khoản 1, khoản 2 Điều 12 Nghị định 218/2013/NĐ-CP thì nơi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:

- Doanh nghiệp nộp thuế tại địa phương nơi đóng trụ sở chính. Trường hợp doanh nghiệp có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác với địa phương nơi đóng trụ sở chính thì số thuế được tính nộp ở nơi có trụ sở chính và ở nơi có cơ sở sản xuất.

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ của doanh nghiệp nhân (x) với tỷ lệ giữa chi phí phát sinh tại cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Việc nộp thuế quy định không áp dụng đối với công trình, hạng mục công trình hay cơ sở xây dựng hạch toán phụ thuộc.

Việc phân cấp, quản lý, sử dụng nguồn thu về thuế thu nhập doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước 2015.

- Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có hoạt động kinh doanh đó.

Xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp mà doanh nghiệp phải nộp như thế nào?

Căn cứ Điều 13 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định xác định số thuế phải nộp như sau:

Số thuế thu nhập doanh nghiệp tính nộp ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi có cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc được xác định bằng số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp trong kỳ nhân (x) tỷ lệ chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp.

Tỷ lệ chi phí được xác định bằng tỷ lệ chi phí giữa tổng chi phí của cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc với tổng chi phí của doanh nghiệp. Tỷ lệ chi phí được xác định như sau:

- Số liệu để xác định tỷ lệ chi phí được căn cứ vào số liệu quyết toán thuế thu nhập của doanh nghiệp năm trước liền kề năm tính thuế do doanh nghiệp tự xác định để làm căn cứ xác định số thuế phải nộp và được sử dụng để kê khai, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp cho các năm sau.

- Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương, số liệu để xác định tỷ lệ chi phí của trụ sở chính và các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc do doanh nghiệp tự xác định căn cứ theo số liệu quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008 và tỷ lệ này được sử dụng ổn định từ năm 2009 trở đi.

- Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp đang hoạt động có thành lập thêm hoặc thu hẹp các cơ sở sản xuất hạch toán phụ thuộc ở các địa phương thì doanh nghiệp phải tự xác định tỷ lệ chi phí cho kỳ tính thuế đầu tiên đối với các trường hợp có sự thay đổi này. Từ kỳ tính thuế tiếp theo tỷ lệ chi phí được sử dụng ổn định theo nguyên tắc nêu trên.

Đơn vị hạch toán phụ thuộc các doanh nghiệp hạch toán toàn ngành có thu nhập ngoài hoạt động kinh doanh chính thì nộp thuế tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi phát sinh hoạt động sản xuất kinh doanh đó.

Trân trọng!

Thuế thu nhập doanh nghiệp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Thuế thu nhập doanh nghiệp
Hỏi đáp Pháp luật
Hướng dẫn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Miễn thuế TNDN 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 5 năm đối với thu nhập nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Thuế suất thuế TNDN 20% trong thời hạn 10 năm áp dụng đối với doanh nghiệp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
CIT là thuế gì? Đặc điểm của thuế CIT? Có bao loại thuế trực thu hiện nay?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi bồi dưỡng cho lao động nữ sau sinh con có được tính vào chi phí được trừ?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi lập hóa đơn cho hàng tiêu dùng nội bộ có tính vào doanh thu để tính thuế TNDN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khoản chi từ thiện của doanh nghiệp có được tính vào chi phí hợp lý được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải mẫu Phụ lục 03-1A/TNDN theo Thông tư 80 - Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiền tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp Quý 3 năm 2024 có được gia hạn không?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp thuế TNDN tạm tính quý 3 là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Thuế thu nhập doanh nghiệp
Nguyễn Thị Hiền
23,283 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào