Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã có được xem là văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật là gì? Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã có được xem là văn bản quy phạm pháp luật?

Văn bản quy phạm pháp luật là gì?

Căn cứ Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định văn bản quy phạm pháp luật:

Điều 2. Văn bản quy phạm pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này.
Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật.

Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định như sau:

Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật này ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.
...

Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
...

Theo quy định trên, văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, có chứa quy tắc xử sự chung.

Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần được áp dụng chung cho mọi cá nhân, tổ chức trên phạm vi cả nước hoặc một bộ phận lãnh thổ, có hiệu lực pháp lý bắt buộc thi hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

Hiện nay có các văn bản quy phạm pháp luật sau:

[1] Hiến pháp

[2] Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

[3] Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

[4] Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

[5] Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

[6] Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

[7] Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

[8] Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

[9] Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.

[10] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

[11] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

[12] Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

[13] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

[14] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

[15] Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

[16] Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã có được xem là văn bản quy phạm pháp luật?

Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã có được xem là văn bản quy phạm pháp luật? (Hình từ Internet)

Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã có được xem là văn bản quy phạm pháp luật?

Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:

Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
...
14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).
15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

Căn cứ Điều 30 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã:

Điều 30. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã
1. Hội đồng nhân dân cấp huyện ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao hoặc để thực hiện việc phân cấp cho chính quyền địa phương, cơ quan nhà nước cấp dưới theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương.
2. Hội đồng nhân dân cấp xã ban hành nghị quyết, Ủy ban nhân dân cấp xã ban hành quyết định để quy định những vấn đề được luật, nghị quyết của Quốc hội giao.

Căn cứ điểm c khoản 2 Điều 35 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022 quy định trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát:

Điều 35. Trách nhiệm trong việc bảo đảm để Nhân dân thực hiện kiểm tra, giám sát
...
2. Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm sau đây:
...
c) Phối hợp cùng Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, căn cứ vào yêu cầu, đặc điểm và điều kiện thực tế của địa phương, xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn để quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trên địa bàn cấp xã làm cơ sở để công dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện. Nội dung của quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn có thể mở rộng hơn phạm vi thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn nhưng không được trái hoặc hạn chế việc thực hiện các nội dung đã được quy định trong Luật này. Khuyến khích các địa phương xây dựng và ban hành quy chế thực hiện dân chủ trong từng lĩnh vực, nội dung hoạt động cụ thể ở xã, phường, thị trấn;
...

Theo quy định trên, Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã quy định cụ thể hơn nội dung, cách thức thực hiện dân chủ trên địa bàn cấp xã làm cơ sở để công dân kiểm tra, giám sát việc thực hiện.

Như vậy, Quyết định ban hành quy chế dân chủ cơ sở của UBND xã được xem là văn bản quy phạm pháp luật.

Ban hành văn bản quy phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc nào?

Căn cứ Điều 5 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật dựa trên nguyên tắc sau:

- Bảo đảm tính hợp hiến, tính hợp pháp và tính thống nhất của văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật.

- Tuân thủ đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính minh bạch trong quy định của văn bản quy phạm pháp luật.

- Bảo đảm tính khả thi, tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong văn bản quy phạm pháp luật; bảo đảm yêu cầu cải cách thủ tục hành chính.

- Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường, không làm cản trở việc thực hiện các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Bảo đảm công khai, dân chủ trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Trân trọng!

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản quy phạm pháp luật về thị trường bất động sản thuộc thẩm quyền ban hành của ai?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Nghị định 107/2024/NĐ-CP bãi bỏ một số văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ luật Tố tụng hình sự đang áp dụng năm 2024 là Bộ luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Hải quan mới nhất năm 2024 là Luật nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 12/2024/TT-BTNMT quy định đào tạo, bồi dưỡng, cập nhật kiến thức cho cá nhân hành nghề tư vấn định giá đất?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 09/2024/TT-BTNMT quy định cấu trúc, kiểu thông tin cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Tờ trình đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu tờ trình dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo Nghị định 59/2024/NĐ-CP?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Thông tư 10/2024/TT-BTNMT quy định về hồ sơ địa chính, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
5,387 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Văn bản quy phạm pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Văn bản quy phạm pháp luật

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào