Hành vi vi phạm quy định về chậm gửi báo cáo tài chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Trường hợp có hành vi vi phạm quy định về chậm gửi báo cáo tài chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước thì sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?

Đối tượng nào bị xử phạt hành chính hành vi hối lộ trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023, các đối tượng bị xử phạt hành chính hành vi hối lộ trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước gồm có:

- Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.

- Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng, an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan, đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;

- Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu thực hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước khi đang thi hành công vụ, nhiệm vụ và hành vi vi phạm đó thuộc công vụ, nhiệm vụ thì không bị xử phạt theo quy định về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định về cán bộ, công chức, viên chức và quy định khác có liên quan.

Cơ quan nhà nước thực hiện hành vi vi phạm thuộc nhiệm vụ quản lý nhà nước thì không bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính mà bị xử lý theo quy định của pháp luật có liên quan.

Hành vi vi phạm quy định về chậm gửi báo cáo tài chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán Nhà nước 2023 quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định về gửi báo cáo định kỳ
1. Phạt cảnh cáo đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định.
4. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi chậm gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn quy định.
5. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi từ chối gửi báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

Căn cứ khoản 2 Điều 7 Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kiểm toán Nhà nước 2023 có quy định như sau:

Mức phạt tiền và thẩm quyền phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II của Pháp lệnh này là mức phạt áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...

Theo đó, hành vi vi phạm quy định về chậm gửi báo cáo tài chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước có thể bị phạt theo các mức phạt tiền sau:

- Phạt cảnh cáo nếu chậm gửi báo cáo tài chính thuộc phạm vi quản lý đến 15 ngày so với thời hạn quy định.

- Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng nếu chậm gửi báo cáo tài chính thuộc phạm vi quản lý từ trên 15 ngày đến 30 ngày so với thời hạn quy định.

- Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng nếu chậm gửi báo cáo tài chính thuộc phạm vi quản lý từ trên 30 ngày đến 60 ngày so với thời hạn quy định.

- Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng nếu chậm gửi báo cáo tài chính thuộc phạm vi quản lý từ trên 60 ngày trở lên so với thời hạn quy định.

- Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng nếu từ chối gửi báo cáo tài chính thuộc phạm vi quản lý theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước.

Lưu ý: Đây là mức phạt áp dụng đối với cá nhân. Trường hợp tổ chức có cùng hành vi vi phạm thì mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Có mấy hành vi bị nghiêm cấm đối với Kiểm toán nhà nước?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Luật Kiểm toán nhà nước 2015, có 07 hành vi bị nghiêm cấm đối với Kiểm toán nhà nước cụ thể là:

- Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;

- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;

- Đưa, nhận, môi giới hối lộ;

- Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;

- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;

- Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.

Trân trọng!

Báo cáo tài chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Báo cáo tài chính
Hỏi đáp Pháp luật
Thời hạn nộp Báo cáo tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 của tổ chức tín dụng nước ngoài là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 của tổ chức tài chính vi mô là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp công khai báo cáo tài chính chậm so với thời hạn quy định bị xử phạt bao bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Hệ thống báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ và vừa gồm những gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 của doanh nghiệp nhỏ và vừa là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp báo cáo tài chính năm 2024 là khi nào? Doanh nghiệp nhỏ và vừa lập báo cáo tài chính nhằm mục đích gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Doanh nghiệp siêu nhỏ có phải nộp báo cáo tài chính cho cơ quan thuế không?
Hỏi đáp Pháp luật
Hạn nộp báo cáo tài chính giữa năm 2024 của tổ chức tài chính vi mô là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cổ đông có được xem xét báo cáo tài chính doanh nghiệp không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Báo cáo tài chính
Nguyễn Thị Kim Linh
628 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào