Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm mục đích gì? Tiêu chuẩn kiểm toán viên được quy định như thế nào?

Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm mục đích gì? Tiêu chuẩn kiểm toán viên được quy định như thế nào?

Kiểm toán độc lập là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 5 Luật Kiểm toán độc lập 2011 có quy định về kiểm toán độc lập như sau:

Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.
...

Như vậy, kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm mục đích gì?

Căn cứ tại Điều 4 Luật Kiểm toán độc lập 2011 có quy định về mục đích của hoạt động kiểm toán độc lập như sau:

Mục đích của kiểm toán độc lập
Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác; làm lành mạnh môi trường đầu tư; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng; phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, hoạt động kiểm toán độc lập nhằm mục đích

- Góp phần công khai, minh bạch thông tin kinh tế, tài chính của đơn vị được kiểm toán và doanh nghiệp, tổ chức khác;

- Làm lành mạnh môi trường đầu tư;

- Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng;

- Phát hiện và ngăn chặn vi phạm pháp luật;

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, điều hành kinh tế, tài chính của Nhà nước và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

kiểm toán đôch lập

Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm mục đích gì? Tiêu chuẩn kiểm toán viên được quy định như thế nào? (Hình từ Internet).

Nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập?

Căn cứ tại Điều 8 Luật Kiểm toán độc lập 2011 có quy định về nguyên tắc hoạt động của kiểm toán độc lập như sau:

- Tuân thủ pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động nghề nghiệp và báo cáo kiểm toán.

- Tuân thủ chuẩn mực kiểm toán và chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Việt Nam; đối với công việc kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán mà yêu cầu áp dụng chuẩn mực kiểm toán khác thì phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán đó.

- Độc lập, trung thực, khách quan.

- Bảo mật thông tin.

Tiêu chuẩn kiểm toán viên được quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 14 Luật Kiểm toán độc lập 2011 có quy định về tiêu chuẩn kiểm toán viên như sau:

Tiêu chuẩn kiểm toán viên
1. Kiểm toán viên phải có đủ các tiêu chuẩn sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;
c) Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;
d) Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.
2. Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này thì được công nhận là kiểm toán viên.

Như vậy, tiêu chuẩn kiểm toán viên bao gồm:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan;

- Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán, kiểm toán hoặc chuyên ngành khác theo quy định của Bộ Tài chính;

- Có Chứng chỉ kiểm toán viên theo quy định của Bộ Tài chính.

- Trường hợp người có chứng chỉ của nước ngoài được Bộ Tài chính công nhận, đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về pháp luật Việt Nam và có đủ các tiêu chuẩn: có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, khách quan; thì được công nhận là kiểm toán viên.

Trân trọng!

Kiểm toán độc lập
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Kiểm toán độc lập
Hỏi đáp Pháp luật
Hoạt động kiểm toán độc lập nhằm mục đích gì? Tiêu chuẩn kiểm toán viên được quy định như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm toán độc lập là gì? Hợp đồng kiểm toán độc lập có phải lập thành văn bản không?
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Tài chính có thực hiện việc ban hành quy định về nguyên tắc, chuẩn mực, phương pháp chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, kiểm toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan nào có thẩm quyền lựa chọn tổ chức kiểm toán độc lập đối với tổ chức tín dụng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Kiểm toán độc lập
Nguyễn Thị Ngọc Trâm
1,098 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Kiểm toán độc lập
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào