Cha mẹ không cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì bị xử phạt như thế nào?
Cha mẹ không cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ quy định Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng như sau:
Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;
b) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định đối với các hành vi quy định tại khoản 1 Điều này.
Theo đó cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình mà có quan hệ hôn nhân, huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
Cấp dưỡng được thực hiện trong trường hợp người được cấp dưỡng là người chưa thành niên, người đã thành niên mà không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình hoặc người gặp khó khăn, túng thiếu theo quy định
Theo quy định thì việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn đó là nghĩ vụ của cha hoặc mẹ không trực tiếp nuôi con.
Trong trường hợp cha mẹ không cấp dưỡng cho con sau ly hôn theo quy định của pháp luật thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Bên cạnh đó, người vi phạm còn bị buộc phải thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Cha mẹ không cấp dưỡng cho con sau ly hôn thì bị xử phạt như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không cấp dưỡng cho con sau ly hôn là bao lâu?
Căn cứ quy định Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
....
Như vậy, theo quy định thì thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi không cấp dưỡng cho con sau ly hôn là 01 năm.
Theo đó, thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
[1] Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
[2] Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
[3] Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định nên trên và [1] và [2] tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.
Có phải việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị vô hiệu?
Căn cứ quy định khoản 2 Điều 42 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu như sau:
Chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu
...
2. Nhằm trốn tránh thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Nghĩa vụ nuôi dưỡng, cấp dưỡng;
b) Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại;
c) Nghĩa vụ thanh toán khi bị Tòa án tuyên bố phá sản;
d) Nghĩa vụ trả nợ cho cá nhân, tổ chức;
đ) Nghĩa vụ nộp thuế hoặc nghĩa vụ tài chính khác đối với Nhà nước;
e) Nghĩa vụ khác về tài sản theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy, theo quy định về chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân bị vô hiệu thì một trong các trường hợp đó là việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.
Do đó, việc chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ bị vô hiệu.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Nghĩa vụ cấp dưỡng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch Âm năm 2025 - Lịch Vạn Niên năm 2025: Chi tiết cả năm và các ngày đáng chú ý? Còn mấy ngày Thứ 2 nữa đến Tết Âm lịch 2025?
- Sẽ giảm phí công đoàn cho các doanh nghiệp gặp khó khăn từ 1/7/2025?
- Mùng 2/12 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương, thứ mấy? Có phải là ngày lễ người lao động được nghỉ hưởng lương không?
- Bộ Đề thi Khoa học tự nhiên lớp 7 cuối kì 1 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Vịnh Vũng rô là một địa danh thuộc tỉnh nào?