Tờ 500 đồng hiện nay có còn sử dụng hay không? Có được phép từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng?
Tờ 500 đồng hiện nay có còn sử dụng hay không?
Theo Thông báo 6099/NHNN-PHKQ năm 2007 thông báo về việc đình chỉ lưu hành tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng cụ thể như sau:
1. Từ ngày 01/9/2007 đồng tiền cotton loại 50.000 đồng và 100.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.
2. Kể từ thời điểm đình chỉ lưu hành (01/9/2007), các tổ chức và cá nhân có các loại tiền này được đổi ngang giá trị ra các loại tiền do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành tại Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố, Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng và Kho bạc Nhà nước.
Theo đó, tờ 500 đồng hiện nay là tờ tiền có mệnh giá nhỏ thứ ba trong hệ thống tiền tệ của Việt Nam, hiện đang lưu hành. Tờ tiền được phát hành vào ngày 15/8/1989 (số in trên các đồng tiền phổ biến là năm 1988, năm sản xuất).
Hiện nay đối với tờ 500 đồng vẫn chưa có thông báo đình chỉ lưu hành nên vẫn có giá trị sử dụng. Mặc dù vẫn còn được lưu hành, song vì mệnh giá đồng tiền quá thấp, nên đồng tiền này không còn được sử dụng rộng rãi.
Tờ 500 đồng hiện nay có còn sử dụng hay không? Có được phép từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng hay không? (Hình từ Internet)
Có được phép từ chối nhận tiền mệnh giá 500 đồng hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định các hành vi bị cấm như sau:
Các hành vi bị cấm
1. Làm tiền giả; vận chuyển, tàng trữ, lưu hành tiền giả.
2. Huỷ hoại đồng tiền trái pháp luật.
3. Từ chối nhận, lưu hành đồng tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành.
4. Các hành vi bị cấm khác theo quy định của pháp luật.
Tại Điều 3 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:
Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1. Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông là các loại tiền giấy (tiền cotton và tiền polymer), tiền kim loại do Ngân hàng Nhà nước phát hành, đang lưu hành nhưng bị rách nát, hư hỏng hay biến dạng theo quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định tại Thông tư này.
2. Ngân hàng Nhà nước công bố mẫu tiêu biểu tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông làm cơ sở cho việc thu, đổi, tuyển chọn, phân loại tiền.
Theo đó, tiền với tờ 500 đồng vẫn đang được lưu hành do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phát hành và nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2013/TT-NHNN thì đủ tiêu chuẩn.
Như vậy, việc từ chối nhận tiền đủ tiêu chuẩn lưu thông do Ngân hàng Nhà nước phát hành trong lãnh thổ Việt Nam là một trong các hành vi bị cấm, vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, pháp luật chưa có chế tài xử phạt về hành vi này.
Tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 25/2013/TT-NHNN quy định về tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông như sau:
Tiêu chuẩn tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông
1. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):
a) Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;
b) Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.
2. Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):
a) Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;
b) Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.
3. Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.
Như vậy, tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông được quy định như sau:
[1] Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình lưu thông (nhóm nguyên nhân khách quan):
- Tiền giấy bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số; nhàu, nát, nhòe, bẩn, cũ; rách rời hay liền mảnh được can dán lại nhưng còn nguyên tờ tiền;
- Tiền kim loại bị mòn, han gỉ, hư hỏng một phần hoặc toàn bộ hình ảnh, hoa văn, chữ, số và lớp mạ trên đồng tiền.
[2] Tiền rách nát, hư hỏng do quá trình bảo quản (nhóm nguyên nhân chủ quan):
- Tiền giấy bị thủng lỗ, rách mất một phần; tiền được can dán; cháy hoặc biến dạng do tiếp xúc với nguồn nhiệt cao; giấy in, màu sắc, đặc điểm kỹ thuật bảo an của đồng tiền bị biến đổi do tác động của hóa chất (như chất tẩy rửa, axít, chất ăn mòn...); viết, vẽ, tẩy xóa; đồng tiền bị mục hoặc biến dạng bởi các lý do khác nhưng không do hành vi hủy hoại;
- Tiền kim loại bị cong, vênh, thay đổi định dạng, hình ảnh thiết kế do tác động của ngoại lực hoặc nhiệt độ cao; bị ăn mòn do tiếp xúc với hóa chất.
[3] Tiền bị lỗi kỹ thuật do quá trình in, đúc của nhà sản xuất như giấy in bị gấp nếp làm mất hình ảnh hoặc mất màu in, lấm bẩn mực in và các lỗi khác trong khâu in, đúc.
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Ngân hàng Nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?