Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định bao nhiêu hình thức xử phạt vi phạm hành chính?
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định bao nhiêu hình thức xử phạt vi phạm hành chính?
Căn cứ Điều 21 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Các hình thức xử phạt và nguyên tắc áp dụng
1. Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (sau đây gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
đ) Trục xuất.
2. Hình thức xử phạt quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này chỉ được quy định và áp dụng là hình thức xử phạt chính.
Hình thức xử phạt quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này có thể được quy định là hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
3. Mỗi vi phạm hành chính được quy định một hình thức xử phạt chính, có thể quy định một hoặc nhiều hình thức xử phạt bổ sung kèm theo.
Hình thức xử phạt bổ sung được áp dụng kèm theo hình thức xử phạt chính, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 65 của Luật này
Như vậy, có 05 hình thức xử phạt vi phạm hành chính được áp dụng theo Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể bao gồm:
- Cảnh cáo;
- Phạt tiền;
- Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
- Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính;
- Trục xuất.
Trong đó, hình thức cảnh cáo và phạt tiền chỉ được áp dụng làm hình thức xử phạt chính. Các hình thức còn lại có thể được áp dụng làm hình thức xử phạt bổ sung hoặc hình thức xử phạt chính.
Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định bao nhiêu hình thức xử phạt vi phạm hành chính? (Hình từ Internet)
Người chưa thành niên vi phạm hành chính thì áp dụng các hình thức xử phạt nào?
Căn cứ Điều 135 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính dành cho người chưa thành niên như sau:
Áp dụng các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả
1. Các hình thức xử phạt áp dụng đối với người chưa thành niên bao gồm:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
...
Như vậy, đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính thì áp dụng hình thức xử phạt là cảnh cáo, phạt tiền và tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Không áp dụng hình thức xử phạt trục xuất và tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với người chưa thành niên.
Mẫu Biên bản vi phạm hành chính năm 2024?
Căn cứ Điều 58 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi bởi khoản 29 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020, khi phát hiện hành vi vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực quản lý của mình, người có thẩm quyền đang thi hành công vụ phải kịp thời lập biên bản vi phạm hành chính, ngoại trừ các trường hợp xử phạt không lập biên bản theo quy định.
Theo đó, biên bản vi phạm hành chính phải được lập tại nơi xảy ra hành vi vi phạm hành chính. Trường hợp biên bản được lập tại trụ sở cơ quan của người có thẩm quyền lập biên bản hoặc địa điểm khác thì phải ghi rõ lý do vào biên bản.
Ngoài ra, biên bản vi phạm hành chính có thể được lập, gửi bằng phương thức điện tử đối với trường hợp cơ quan của người có thẩm quyền xử phạt, cá nhân, tổ chức vi phạm đáp ứng điều kiện về cơ sở hạ tầng, kỹ thuật, thông tin.
Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản theo Mẫu MBB01 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP.
Tải về Mẫu Biên bản vi phạm hành chính năm 2024
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Xử lý vi phạm hành chính có thể đặt câu hỏi tại đây.