Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là gì? Là hình phạt nào theo pháp luật Việt Nam?

Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là gì? Là hình phạt nào theo pháp luật Việt Nam?

Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là gì? Là hình phạt nào theo pháp luật Việt Nam?

Theo pháp luật Việt Nam, không có hình phạt nào mang tên "cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội". Tuy nhiên, cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là một cụm từ có thể được hiểu theo hai nghĩa sau:

[1] Tù chung thân

Tại Điều 39 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tù chung thân là hình phạt tù không thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng, nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình.

Hình phạt này tương tự như "cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội" vì nó khiến người bị kết án vĩnh viễn không thể tham gia vào đời sống xã hội.

Lưu ý: Người bị kết án phạt tù chung thân, nếu đã chấp hành hình phạt được một thời gian nhất định, có nhiều tiến bộ và đã bồi thường được một phần nghĩa vụ dân sự, thì theo đề nghị của cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền, Tòa án có thể quyết định giảm thời hạn chấp hành hình phạt.

[2] Tử hình

Tại Điều 40 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tử hình là hình phạt đặc biệt chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng thuộc một trong nhóm các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm tính mạng con người, các tội phạm về ma túy, tham nhũng và một số tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác do Bộ luật Hình sự 2015 quy định.

Về mặt lý thuyết, tử hình có thể được coi là một hình thức cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội. Khi một người bị kết án tử hình và thi hành án, họ sẽ bị tước đi quyền sống và vĩnh viễn không thể quay trở lại xã hội.

Tuy nhiên, tử hình và cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là hai khái niệm khác nhau:

- Tử hình là một hình phạt tước đi quyền sống của người bị kết án.

- Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là một hình phạt khiến người bị kết án không thể tham gia vào đời sống xã hội.

Tử hình có thể dẫn đến cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội, nhưng không phải tất cả các trường hợp cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội đều được thực hiện bằng tử hình.

Ví dụ hình phạt tù chung thân nghĩa là người bị kết án sẽ phải sống trong tù cho đến khi qua đời.

Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo!

Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là gì? Là hình phạt nào theo pháp luật Việt Nam?

Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là gì? Là hình phạt nào theo pháp luật Việt Nam? (Hình từ Internet)

Tổng hợp các tội bị tử hình ở Việt Nam theo quy định của Bộ luật Hình sự hiện nay?

Căn cứ Bộ luật Hình sự 2015 các tội có hình phạt cao nhất là tử hình, bao gồm:

[1] Tội xâm phạm an ninh Quốc gia quy định tại Chương 13 Bộ luật Hình sự 2015:

- Tội phản bội Tổ quốc quy định tại Điều 108 Bộ luật Hình sự 2015:

Công dân Việt Nam nào câu kết với nước ngoài nhằm gây nguy hại cho độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tiềm lực quốc phòng, an ninh, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Tội hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân quy định tại Điều 109 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào hoạt động thành lập hoặc tham gia tổ chức nhằm lật đổ chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

+ Người tổ chức, người xúi giục, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

- Tội gián điệp quy định tại Điều 110 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào có một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Hoạt động tình báo, phá hoại hoặc gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

+ Gây cơ sở để hoạt động tình báo, phá hoại theo sự chỉ đạo của nước ngoài; hoạt động thám báo, chỉ điểm, chứa chấp, dẫn đường hoặc thực hiện hành vi khác giúp người nước ngoài hoạt động tình báo, phá hoại;

+ Cung cấp hoặc thu thập nhằm cung cấp bí mật Nhà nước cho nước ngoài; thu thập, cung cấp tin tức, tài liệu khác nhằm mục đích để nước ngoài sử dụng chống nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tội bạo loạn quy định tại Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:

+ Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

- Tội khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân quy định tại Điều 113 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 21 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà xâm phạm tính mạng của cán bộ, công chức hoặc người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình

- Tội phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định tại Điều 114 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào nhằm chống chính quyền nhân dân mà phá hoại cơ sở vật chất - kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong các lĩnh vực chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa, xã hội, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

[2] Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người quy định tại Chương 14 Bộ luật Hình sự 2015:

- Tội giết người quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Giết 02 người trở lên;

+ Giết người dưới 16 tuổi;

+ Giết phụ nữ mà biết là có thai;

+ Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;

+ Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;

+ Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;

+ Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;

+ Thực hiện tội phạm một cách man rợ;

+ Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;

+ Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;

+ Thuê giết người hoặc giết người thuê;

+ Có tính chất côn đồ;

+ Có tổ chức;

+ Tái phạm nguy hiểm;

+ Vì động cơ đê hèn.

- Tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi quy định tại Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Có tổ chức;

+ Nhiều người hiếp một người;

+ Đối với người dưới 10 tuổi;

+ Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

+ Biết mình bị nhiễm HIV mà vẫn phạm tội.

[3] Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế quy định tại Chương 18 Bộ luật Hình sự 2015:

- Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh quy định tại Điều 194 Bộ luật Hình sự 2015:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Thu lợi bất chính 2.000.000.000 đồng trở lên;

+ Làm chết 02 người trở lên;

+ Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

[4] Các tội về ma túy quy định tại Chương 20 Bộ luật Hình sự 2015:

- Tội sản xuất trái phép chất ma túy quy định tại Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 65 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

+ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm d khoản này

- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy quy định tại Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 67 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

+ Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

+ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

+ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

- Tội mua bán trái phép chất ma túy quy định tại Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bởi khoản 68 Điều 1 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa hoặc cao côca có khối lượng 05 kilôgam trở lên;

+ Heroine, Cocaine, Methamphetamine, Amphetamine, MDMA hoặc XLR-11 có khối lượng 100 gam trở lên;

+ Lá cây côca; lá khát (lá cây Catha edulis); lá, rễ, thân, cành, hoa, quả của cây cần sa hoặc bộ phận của cây khác có chứa chất ma túy do Chính phủ quy định có khối lượng 75 kilôgam trở lên;

+ Quả thuốc phiện khô có khối lượng 600 kilôgam trở lên;

+ Quả thuốc phiện tươi có khối lượng 150 kilôgam trở lên;

+ Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng 300 gam trở lên;

+ Các chất ma túy khác ở thể lỏng có thể tích 750 mililít trở lên;

+ Có 02 chất ma túy trở lên mà tổng khối lượng hoặc thể tích của các chất đó tương đương với khối lượng hoặc thể tích chất ma túy quy định tại một trong các điểm từ điểm a đến điểm g khoản này.

[5] Các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công công quy định tại Chương 21 Bộ luật Hình sự 2015:

- Tội khủng bố quy định tại Điều 299 Bộ luật Hình sự 2015:

. Người nào nhằm gây ra tình trạng hoảng sợ trong công chúng mà xâm phạm tính mạng của người khác hoặc phá hủy tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Tội tham ô tài sản quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

- Tội nhận hối lộ quy định tại Điều 354 Bộ luật Hình sự 2015:

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

+ Của hối lộ là tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

+ Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

[6] Các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương 26 Bộ luật Hình sự 2015:

- Tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược quy định tại Điều 421 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào tuyên truyền, kích động chiến tranh xâm lược hoặc chuẩn bị, tiến hành, tham gia chiến tranh xâm lược nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền khác, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Tội chống loài người quy định tại Điều 422 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào trong thời bình hay trong chiến tranh mà thực hiện hành vi tiêu diệt hàng loạt dân cư của một khu vực, phá hủy nguồn sống, phá hoại cuộc sống văn hóa, tinh thần của một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ độc lập, có chủ quyền, làm đảo lộn nền tảng của một xã hội nhằm phá hoại xã hội đó hoặc thực hiện hành vi diệt chủng khác hoặc thực hiện hành vi diệt sinh, diệt môi trường tự nhiên, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

- Tội phạm chiến tranh quy định tại Điều 423 Bộ luật Hình sự 2015:

Người nào trong thời kỳ chiến tranh mà ra lệnh hoặc trực tiếp tiến hành việc giết hại dân thường, người bị thương, tù binh, cướp phá tài sản, tàn phá các nơi dân cư, sử dụng các phương tiện hoặc phương pháp chiến tranh bị cấm hoặc thực hiện hành vi khác vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế hoặc các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình.

Người dưới 18 tuổi có áp dụng hình phạt tử hình không?

Căn cứ Điều 98 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội:

Các hình phạt được áp dụng đối với người dưới 18 tuổi phạm tội
Người dưới 18 tuổi phạm tội chỉ bị áp dụng một trong các hình phạt sau đây đối với mỗi tội phạm:
1. Cảnh cáo.
2. Phạt tiền.
3. Cải tạo không giam giữ.
4. Tù có thời hạn.

Theo quy định trên, không áp dụng hình phạt tử hình đối với người dưới 18 phạm tội.

Trân trọng!

Hình phạt chính đối với người phạm tội
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hình phạt chính đối với người phạm tội
Hỏi đáp Pháp luật
Cách ly vĩnh viễn khỏi xã hội là gì? Là hình phạt nào theo pháp luật Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Tổng hợp về những loại hình phạt chính trong pháp luật Hình sự hiện hành?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về hình phạt chính của tội vô ý làm lộ bí mật công tác
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt tiền khi không áp dụng là hình phạt chính
Hỏi đáp pháp luật
Các trường hợp phạt tiền được áp dụng là hình phạt chính theo Bộ luật hình sự hiện hành
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt chính
Hỏi đáp pháp luật
Hình phạt chính là phạt tiền thì phạt bổ sung có được áp dụng hình phạt tiền không?
Hỏi đáp pháp luật
Trong lĩnh vực hình sự, phạt tiền có được xem là hình phạt chính hay không?
Hỏi đáp pháp luật
Có tất cả bao nhiêu hình phạt chính trong hình sự?
Hỏi đáp pháp luật
Có bao nhiêu hình phạt chính đối với người phạm tội về hình sự?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hình phạt chính đối với người phạm tội
Phan Vũ Hiền Mai
2,028 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Hình phạt chính đối với người phạm tội
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào